Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã là gì?

bởi Thanh Hà
Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã là gì

Trong bộ máy nhà nước, công chức tư pháp- hộ tịch cấp xã là bộ phận được quan tâm khá nhiều. Tuy nhiên, một số người vẫn chưa hiểu về nhiệm vụ của công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã là gì; Quy định về chế độ lương công chức tư pháp – hộ tịch như thế nào? Đây có thể coi là điều tất yếu hiểu để người dân cũng như cán bộ quản lý dễ cho vấn đề quản lý cũng như điều chỉnh trong nhà nước chúng ta.

Để hiểu thêm về vấn đề công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã là gì thì mời bạn tham khảo thêm về những nội dung liên quan được nêu rõ trong bài của Luật sư X của chúng tôi.

Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã là gì

Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã là gì
Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã là gì

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 sau:

“Điều 4. Cán bộ, công chức

3. … công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

Và dẫn chiếu đến điểm e khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định về chức danh, chức vụ của công chức cấp xã như sau:

“Điều 61. Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã

3. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

e) Tư pháp – hộ tịch;

Theo quy định trên có thể hiểu rằng công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Nhiệm vụ của Công chức Tư pháp – hộ tịch

Khoản 6 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định nhiệm vụ Công chức Tư pháp – hộ tịch như sau:

– Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

– Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;

Thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;

Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; số lượng, chất lượng về dân số trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa – xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

Quy định về xếp lương của công chức tư pháp hộ tịch

Bên cạnh tiêu chuẩn, điều kiện được tuyển dụng vào công chức tư pháp hộ tịch, việc xếp lương của đối tượng này cũng được đặc biệt quan tâm.

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 92 năm 2009, công chức tư pháp, hộ tịch sẽ được xếp lương như công chức hành chính. Nhưng nếu chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định nêu trên thì chỉ được hưởng lương bằng 1,18 so với mức lương tối thiểu.

Cụ thể, bảng lương công chức hành chính được quy định như sau:

Điều 10 Thông tư 13/2019/TT-BNV có quy định về xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã như sau:

– Cán bộ, công chức cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thì thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:

+ Cán bộ, công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đại học trở lên xếp lương theo ngạch chuyên viên (áp dụng công chức loại A1); tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cao đẳng xếp lương theo ngạch cán sự (áp dụng công chức loại A0); tốt nghiệp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trung cấp xếp lương theo ngạch nhân viên (áp dụng công chức loại B) theo quy định tại Điều 9a Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 05/2017/TT-BNV ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BNV;

+ Văn bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bằng.

– Trường hợp trong thời gian công tác, cán bộ, công chức cấp xã có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP nếu đã tự túc đi học (không được cơ quan có thẩm quyền cử đi học) đến ngày Nghị định số 34/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp bằng tốt nghiệp chuyên môn, nghiệp vụ thì được xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp; trường hợp đã được cấp bằng tốt nghiệp chuyên môn, nghiệp vụ thì được xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày Nghị định số 34/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

– Trường hợp trước khi được tuyển dụng công chức cấp xã đã đảm nhiệm công việc phù hợp với chức danh công chức cấp xã và đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) được tính để làm căn cứ xếp lương phù hợp với chức danh công chức được tuyển dụng.

– Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xếp lương đối với từng trường hợp có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

Trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi được tuyển dụng vào công chức cấp xã, theo nguyên tắc và cách tính xếp lương quy định tại Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và các văn bản khác có liên quan.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã là gì” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu; Thủ tục đăng ký bảo hộ logo; công chứng ủy quyền tại nhà;  Xác nhận tình trạng hôn nhân; Thành lập công ty hợp danh; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cách quy định chức danh tư pháp – hộ tịch trong Ủy ban nhân dân xã như thế nào?

Theo Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định:
– Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
– Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
+ Trưởng Công an;
+ Chỉ huy trưởng Quân sự;
+ Văn phòng – thống kê;
+ Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
+ Tài chính – kế toán;
+ Tư pháp – hộ tịch;
+ Văn hóa – xã hội.
Theo đó, chức danh tư pháp – hộ tịch trong Ủy ban nhân dân xã là công chức.

Có yêu cầu bắt buộc kỹ thuật tin học đối với công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã không?

Muốn làm công chức tư pháp hộ tịch ở Ủy ban nhân dân xã thì có cần đáp ứng về trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông.

Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã cần điều kiện trình độ học vấn gì?

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm