Công chức và viên chức khác nhau như thế nào? So sánh 2 bộ phận chi tiết

bởi Thao Vy
Công chức và viên chức khác nhau như thế nào?

Công chức và viên chức là hai khái niệm tưởng chừng như giống nhau; nhưng xét theo bản chất và đặc điểm là hoàn toàn khác nhau. Ngày nay, vẫn còn nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa công chức và viên chức. Vậy công chức và viên chức khác nhau như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu và phân biệt thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Công chức và viên chức khác nhau như thế nào?

– Công chức được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019:

“ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”

– Còn khái niệm viên chức được quy định tại Điều 2 Luật viên chức 2010 như sau: “ Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Công chức và viên chức khác nhau như thế nào?

Sự giống nhau giữ công chức và viên chức:

– Điều kiện để trở thành công chức và viên chức đều là người có quốc tịch Việt Nam.

– Có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, đáp ứng các điều kiện để trở thành công chức, viên chức.

– Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể, thường xuyên trong phạm vi được quy định.

– Được đảm bảo được hưởng về tiền lương và chế độ lao động theo quy định của pháp luật.

– Được tham gia và hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Sự khác nhau giữa công chức và viên chức nhà nước

Tuy là có điểm chung, nhìn chung công chức và viên chức vẫn là hai khái niệm khác nhau, cụ thể:

Tiêu chí Công chức Viên chức
Cơ chế tuyển dụngCông chức phải là người Việt Nam, trở thành công chức theo hình thức xét tuyển công chức, bổ nhiệm và giữ chức danh theo nhiệm kỳ.Viên chức phải là công dân Việt Nam, trở thành viên chức thông qua hình thức tuyển dụng vào vị trí việc làm.
Thời gian tập sựThời gian tập sự được quy định riêng đối với từng ngạch, cấp bậc theo quy định của Chính phủ.Thời gian tập sự quy định trong hợp đồng làm việc từ khoảng 03 tháng đến 12 tháng.
Cấp bậcCông chức được phân thành các ngạch khác nhau.Viên chức được phân theo các chức danh nghề nghiệp.
Vị trí công tácCông chức làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện, quận, thị xã; các cơ quan, đơn vị của quân đội Nhân dân, Công an nhân dân (trừ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước).Viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc
Nguồn chi trả lươngNgân sách nhà nước chi trảNhận lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
Hình thức kỷ luậtCông chức có thể bị kỷ luật theo những hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.Viên chức có thể bị kỷ luật theo các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc, ngoài ra còn có thể bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp của mình.
Tính chất công việcCông chức thực hiện các công việc nhân danh quyền lực nhà nước, thực  hiện các nhiệm vụ quản lý và phải chịu trách nhiệm về công việc của mình trước Đảng và Nhà nước, trước nhân dân và đơn vị quản lý.Viên chức thực hiện các công việc do đơn vị quản lý giao cho mang tính chuyên môn nghiệp vụ, không có tính quyền lực nhà nước. Phải chịu mọi trách nhiệm trước đơn vị quản lý viên chức.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, như: đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty,….. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

  1. Facebook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ của công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân?

Căn cứ Điều 8 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định:
– Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
– Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
– Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
– Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức?

Căn cứ Điều 5 Luật viên chức 2010 quy định:
– Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
– Tận tụy phục vụ nhân dân.
– Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.
– Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân.

Căn cứ để công chức được nâng ngạch?

Căn cứ Khoản 1 và 2, Điều 44 Luật cán bộ công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 quy định:
– Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.
– Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn thì được đăng ký dự thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm