Xét tuyển công chức được thực hiện như thế nào?

bởi LanAnh
xét tuyển công chức

Xét tuyển công chức là hình thức tuyển dụng đang được áp dụng theo quy định của Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Đây là một thủ tục quan trọng có tính chất quyết định đội ngũ công chức trong quá trình thực hiện công vụ. Việc tuyển dụng công chức hiện nay được thực hiện thông qua các hình thức như thi tuyển; xét tuyển công chức.

Đội ngũ cán bộ, công chức có vị trí quan trọng trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính; có vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nước; là người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi luật pháp; quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội. Xét tuyển công chức vào làm việc cho cơ quan nhà nước là một vấn đề quan trọng được chú trọng quan tâm.

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề xét tuyển công chức trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)

Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng sử dụng và quản lý công chức

Ai là người được xét tuyển công chức?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức hiện hành; các đối tượng đực tuyển dụng thông qua xét tuyển gồm:

– Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn;

– Người học theo chế độ cử tuyển, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;

Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng. Đối tượng này được thực hiện theo quy định về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

Khi có thông báo tuyển dụng công chức:

Người đăng ký dự tuyển nộp Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu trong thời hạn, địa điểm; cách thức nộp được quy định trong thông báo tuyển dụng.

Các vòng xét tuyển công chức

Việc xét tuyển công chức được thực hiện qua các vòng như sau:

Vòng 1:

Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

(Nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2).

Vòng 2:

Phỏng vấn để kiểm tra về kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Chậm nhất 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc kiểm tra tiêu chuẩn của người dự tuyển tại vòng 1; Hội đồng tuyển dụng phải lập danh sác; thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự phỏng vấn tại vòng 2. Đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử; và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.

Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày thông báo triệu tập thí sinh được tham dự vòng 2 thì phải tiến hành tổ chức phỏng vấn tại vòng 2.

Thời gian phỏng vấn vòng 2 là 30 phút; thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị trước khi phỏng vấn. Thang điểm phòng vấn vòng này là 100 điểm. Kết quả điểm phỏng vấn không được phúc khảo.

Điều kiện trúng tuyển của xét tuyển công chức

– Có kết quả điểm vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;

– Có kết quả điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có, các đối tượng ưu tiên; điểm ưu tiên trong xét tuyển công chức) cao hơn; thì lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.

Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí cần tuyển thì người có kết quả điểm vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển.

Nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.

Người không trúng tuyển không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.

Có thể bạn quan tâm:

Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức

Tại sao Công chức không được thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam?

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X về vấn đề xét tuyển công chức theo pháp luật hiện hành.

Mọi vấn đề thắc mắc xin mời liên hệ đến 0833 102 102 để được giải đáp!

Câu hỏi thường gặp

Công chức không phải tập sự trong trường hợp nào?

Khoản 5 Điều 20 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định:
“Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc theo đúng quy định của Luật BHXH; được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của ngạch được tuyển dụng quy định tại Khoản 2 Điều này.

Sinh con thứ 3 có được xét tuyển công chức không?

Nghị định 176/2013/NĐ-CP hiện hành không đề cập đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba”. Nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với công chức. Như vậy, người sinh con thứ 3 vẫn có thể được xét tuyển công chức.

Công chức chuyển sang viên chức có được miễn tập sự?

Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 58 Luật cán bộ, công chức thì công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này.
Do vậy, khi chuyển sang làm viên chức tại cơ sở khác thì không phải thực hiện quy trình tuyển dụng, tập sự. Tuy nhiên, phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn; điều kiện của vị trí việc làm theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm