Trường hợp nào sẽ kỷ luật cán bộ công chức bằng hình thức cách chức?

bởi HuongGiang

Việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 là vấn đề hàng đầu hiện nay. Cán bộ, công nhân, nhân dân cùng nhau chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Tuy nhiên trong thời gian qua có không ít trường hợp kỷ luật cán bộ công chức bằng hình thức cách chức; vì đã vi phạm công tác phòng chống dịch. Vấn đề này hiện nay vẫn đang gây xôn xao dư luận.

“Liên quan đến trường hợp ông Hứa Thanh Long, Hiệu trưởng Trường Tiểu học – Trung học Cơ sở Trần Quang Khải (xã An Nông, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) tổ chức ăn nhậu với 5 người khác trong thời gian địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, chiều 26/8, Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên Nguyễn Thành Huân cho biết vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Long và 5 người cùng nhậu chung, mỗi người 15 triệu đồng. Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên đã ký quyết định cách chức Hiệu trưởng Trường Tiểu học – Trung học Cơ sở Trần Quang Khải đối với ông Hứa Thanh Long vì đã vi phạm trong phòng, chống dịch COVID-19.”

Vậy trường hợp nào sẽ kỷ luật cán bộ công chức bằng hình thức cách chức?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 112/2020 Quy định về xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức

Thế nào là cán bộ, công chức?

Căn cứ Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định về cán bộ, công chức như sau:

– Cán bộ là công dân Việt Nam; được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 

– Công chức là công dân Việt Nam; được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập).

Hình thức kỷ luật cán bộ công chức

Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ công chức như sau

– Đối với cán bộ có 4 hình thức kỷ luật; lần lượt từ mức độ kỷ luật nhẹ đến nặng như sau: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.

– Hình thức kỷ luật áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bao gồm khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương và buộc thôi việc.

– Đối với hình thức kỷ luật công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; lần lượt từ mức độ kỷ luật nhẹ đến nặng như sau: khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

Như vậy tùy theo mức độ sai phạm cán bộ công chức sẽ có hình thức kỷ luật khác nhau. Với cán bộ thì hình thức kỉ luật cao nhất là bãi nhiệm; còn đối với công chức thì hình thức kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc.

Trường hợp nào sẽ kỷ luật cán bộ công chức bằng hình thức cách chức?

Căn cứ điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức mà tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm.

Thứ hai, có hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau:

– Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng; đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công.

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.

Thứ ba, có hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này nhưng chưa đến mức buộc thôi việc; người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ:

Thứ tư, sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.

Căn cứ khoản 1 điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức mà tái phạm sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.

Kỷ luật cách chức cán bộ công chức vi phạm lần đầu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

Kỷ luật cách chức cán bộ công chức có hành vi vi phạm lần đầu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức buộc thôi việc thuộc một trong các trường hợp sau:

– Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

– Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

– Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

– Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

– Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ; quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ;

– Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ;

– Vi phạm quy định pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Trường hợp nào sẽ kỷ luật cán bộ công chức bằng hình thức cách chức?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là viên chức?

Căn cứ theo Điều 2, Luật viên chức năm 2010 quy định về viên chức như sau:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Kỷ luật bãi nhiệm đối với cán bộ khi nào?

Cán bộ có hành vi vi phạm theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan thì bị bãi nhiệm

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm