Dù đã là thời đại 4.0 với mọi thứ đều nhanh thì đôi khi lương vẫn bị chậm. Rất nhiều trường hợp người lao động chỉ biết than trời vì bị công ty nợ lương. Vậy công ty nợ lương của nhân viên có được hay không? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật lao động của Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động năm 2019.
- Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Công ty nợ lương của nhân viên có được hay không?
Ở Việt Nam hiện nay, việc công ty nợ lương nhân viên không còn là chuyện hiếm gặp. Doanh nghiệp không trả lương không chỉ một, hai lần; mà thậm chí là nhiều lần với thời gian kéo dài; gây bức xúc cho người lao động. Vậy công ty có được nợ lương nhân viên hay không?
Câu trả lời là có. Công ty được nợ lương nhân viên nhưng chỉ trong một thời hạn nhất định. Bởi tiền lương ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày của người lao động; do đó phải đảm bảo người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn. Nội dung này được ghi nhận cụ thể tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019:
“Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.”
Tuy nhiên, cũng có trường hợp người sử dụng lao động được phép chậm lương người lao động; đó là vì lý do bất khả kháng mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục; nhưng không thể trả lương đúng hạn. Khi đó doanh nghiệp chỉ được chậm lương không quá 30 ngày.Căn cứ Khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019, nếu chậm lương từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền; ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng; do ngân hàng nơi mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Nếu công ty nợ tiền lương thì phải làm gì?
Công ty có được nợ lương của nhân viên; tuy nhiên, trường hợp không trả; thì trước hết người lao động nên nói chuyện; thảo luận với chính công ty để tìm hiểu nguyên nhân; và đưa ra phương án giải quyết. Đây là cách đòi nợ lương cơ bản nhất; nhưng không phải lúc nào cũng thành công.
Nếu không có kết quả thì người lao động có thể liên hệ với công đoàn để được giúp đỡ. Trường hợp xấu nhất thì hãy báo với các cơ quan chức năng để họ vào cuộc giải quyết; thậm chí là kiện công ty để đòi quyền lợi cho mình. Công ty nợ lương cố tình không trả sẽ bị xử phạt hành chính theo Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
“Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; ……… theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Mức phạt tối đa lên đến 50 triệu đồng nếu công ty nợ lương của quá nhiều nhân viên. Vì vậy, nếu không may rơi vào cảnh bị công ty nợ lương, hãy cân nhắc đến phương án này nhé!
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư lao động của Luật sư X: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Người lao động được trả lương vào lúc nào?” answer-0=”Theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019: 1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần. 2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ. 3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Nói xấu cấp trên có bị sa thải hay không?” answer-0=”Theo Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, hình thức sa thải chỉ được áp dụng khi người lao động có các hành vi; hoặc thuộc một trong các trường hợp sau: – Trộm cắp tại nơi làm việc; – Tham ô tại nơi làm việc; – Đánh bạc tại nơi làm việc; – Cố ý gây thương tích tại nơi làm việc; – Sử dụng ma túy tại nơi làm việc; – Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; – Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; – Có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng; hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động; – Quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động; – Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương; hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật; – Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày; hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc; mà không có lý do chính đáng. Như vậy, có thể thấy trường hợp bạn nói xấu cấp trên không thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. Bạn tham khảo thêm bài viết sau: https://lsx.vn/lap-group-noi-xau-cap-tren-co-bi-sa-thai-hay-khong/ ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Không trả lương đúng hạn cho hơn 30 nhân viên bị phạt bao nhiêu tiền?” answer-0=”Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP: Không trả lương đúng hạn cho hơn 30 nhân viên bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]