Đại dịch Covid-19 đã dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, xã hội trên toàn thế giới và đặt ra một thách thức chưa từng có đối với sức khỏe cộng đồng; hệ thống thực phẩm và thế giới việc làm. Sự gián đoạn kinh tế và xã hội do đại dịch gây ra rất tàn khốc. Các doanh nghiệp phải đối diện với nhiều thách thức trước bối cảnh đại dịch. Trong đó, nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến đại dịch Covid-19 còn gây nhiều tranh cãi, dẫn đến những tranh chấp giữa các bên. Một trong số những vấn đề nổi trội đó là dưới góc độ pháp lý, Covid-19 có được coi là sự kiện bất khả kháng hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này với Luật sư X nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Sự kiện bất khả kháng là gì?
Sự kiện bất khả kháng là thuật ngữ xuất hiện tưng đối nhiều trong cuộc sống. Chúng ta có thể bắt gặp “sự kiện bất khả kháng” ở các hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại,… Hiểu một cách đơn giản, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan; không thể tiên đoán được; không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và dưới khả năng cho phép.
Dưới góc độ pháp lý, sự kiện bất khả kháng được định nghĩa tại khoản 1 điều 156 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”
Bộ luật dân sự đã đưa ra một khái niệm tương đối cụ thể về sự kiện bất khả kháng. Đó là cơ sở để các bên khi giao kết hợp đồng có căn cứ để xác định sự kiện bất khả kháng.
Ngoài ra, các sự kiện bất khả kháng còn được các bên định nghĩa và liệt kê tại hợp đồng. Tùy tính chất từng loại hợp đồng mà phạm vi sự kiện bất khả kháng có thể được liệt kê rộng, hẹp khác nhau. Trong điều khoản về bất khả kháng tại hầu hết các hợp đồng.
Dịch Covid-19
Đối chiếu quy định tại khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 thì dịch Covid-19 đã có đủ 3 yếu tố để được xem xét là một sự kiện bất khả kháng:
- Xảy ra một cách khách quan;
- Các bên không thể lường trước được;
- Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Tuy nhiên, trong quan hệ hợp đồng; việc xác định yếu tố dịch bệnh có phải là sự kiện bất khả kháng hay không để xem xét miễn trừ trách nhiệm pháp lý của các bên là vấn đề gây tranh cãi.
Covid-19 có được coi là sự kiện bất khả kháng dưới góc độ pháp lý?
Đối với dịch Covid-19; khi xem xét kỹ hơn các yếu tố pháp lý trên đây, có thể nhận thấy:
- Ngày 29/01/2020, tại Quyết định 219/QĐ-BYT, Bộ Y tế Việt Nam đã bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (có tên gọi là Covid-19) vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A.
- Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) là một đại dịch toàn cầu.
- Ngày 27/3/2020, Thủ tướng Chính phù ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19.
- Ngày 31/3/2020, Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, trong đó yêu cầu thực hiện cách ly xã hội trên phạm vi toàn quốc trong thời hạn 15 ngày từ 0 giờ ngày 01/4 đến hết ngày 15/4/2020.
- Ngày 01/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc, thời gian xảy ra dịch là từ ngày 23/01/2020.
Như vậy, với các sự kiện pháp lý nêu trên, chúng ta hoàn toàn có đủ căn cứ để khẳng định rằng dịch Covid-19 là một sự kiện bất khả kháng đối với các bên trong quan hệ hợp đồng.
Điều kiện để Covid-19 được xem xét miễn trừ trách nhiệm hợp đồng
Covid-19 được xem xét miễn trừ trách nhiệm hợp đồng khi thoả mãn:
- Thứ nhất, sự kiện đó gây ảnh hưởng hoặc cản trở trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng của các bên; khiến cho một hoặc các bên vi phạm hợp đồng hoặc không thể thực hiện được hợp đồng.
- Thứ hai, các bên đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép; nhưng không thể khắc phục được tác động của sự kiện bất khả kháng đó.
Thời điểm bắt đầu và kết thúc của sự kiện bất khả kháng
Thời điểm bắt đầu và kết thúc sự kiện bất khả kháng là kể từ ngày Chính phủ công bố bắt đầu xảy ra dịch Covid-19 (ngày 23/01/2020) cho đến ngày được Chính phủ công bố là hết dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Hỗ trợ thế nào đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi bị ảnh hưởng bởi COVID-19?
- Móc nối bán thuốc chữa Covid ra ngoài thị trường có bị phạt tù không?
- Thanh toán không dùng tiền mặt trong phòng, chống tham nhũng
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề Covid-19 có được coi là sự kiện bất khả kháng dưới góc độ pháp lý? Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải quyết những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021; có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Người lao động dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động; hợp đồng làm việc (từ 01/01/2020 đến hết 30/9/2021) có thời gian đóng bảo hiểm theo quy định; không bao gồm người đã có quyết định hưởng lương hưu hàng tháng.
Không áp dụng đối với đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.
NLĐ nhiễm Covid-19 mà dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại; mặc quần áo; vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi; trợ giúp; chăm sóc hoàn toàn thì được hưởng chế độ BHXH 1 lần.
Mức hưởng phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể:
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp:
+ Dưới 12 tháng: hỗ trợ 1.800.000 đồng/người.
+ Từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.
+ Từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.
+ Từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.
+ Từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.
+ Từ đủ 132 tháng trở lên: hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.