Của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng?

bởi

“Trong cuộc sống hiện đại, vợ chồng bình đẳng, cả hai đều có khả năng kiếm tiền; vậy nên của hồi môn không còn được đặt nặng như trước. Tuy nhiên, tục lệ cho con gái một ít tài sản khi bước về nhà chồng vẫn không hề thay đổi trong hiện tại. Thời đại phát triển, tư duy về của hồi môn cũng khác; chúng ta không chỉ cần quan tâm “của hồi môn” nhiều hay ít, mà còn cần hiểu biết rõ hơn rằng; của hồi môn là tài sản riêng của vợ hay tài sản chung của chồng?”

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Của hồi môn là gì?

Theo phong tục truyền thống, “của hồi môn” được hiểu là tài sản; bao gồm tiền, vàng, trang sức có giá trị, …. mà bố mẹ thường cho con gái mình khi về nhà chồng để làm vốn. Tùy vào gia cảnh của bố mẹ mà người con gái sẽ được cho ít hay nhiều. Và thông thường, khi con gái lấy chồng cũng là về một nhà với chồng; nên mọi người thường không so đo rành rọt là của hồi môn là cho riêng con gái hay cho chung cả hai vợ chồng.

Tuy nhiên, tư tưởng này bắt nguồn từ thời phong kiến và cũng đã khá lạc hậu. Đến cuộc sống thời hiện đại, chúng ta bắt đầu gặp nhiều tình huống cần phân biệt rạch ròi tài sản riêng và tài sản chung của hai vợ chồng hơn. 

Lúc này, của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng trở thành một câu hỏi quan trọng; và tùy mỗi cá nhân, kể cả là các luật sư, cũng vẫn có nhiều tranh cãi trái chiều rằng của hồi môn là tài sản loại gì. Vì vậy, trước khi đưa ra các ý kiến về “tài sản đặc biệt” này; Luật sư X xin đưa ra các nhận định về tài sản chung và tài sản chung và tài sản riêng là gì, và tại sao các bạn cần phân định “của hồi môn” là tài sản gì.

Quy định về chế độ tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng

Chế độ tài sản của vợ chồng là gì?

Hiện nay, có 2 các phân định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng; hay còn gọi là 2 chế độ tài sản của vợ chồng, đó là :

Cả hai chế độ tài sản này của vợ chồng đều được quy định rõ theo pháp luật. Ta có thể hiểu đơn giản như sau:

  • Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định tức là tài sản chung hay tài sản riêng của hai người; đều được chia theo quy định của pháp luật trong trường hợp hai vợ chồng không có thỏa thuận khác. Hoặc hai vợ chồng đã có thỏa thuận riêng về tài sản; tuy nhiên thỏa thuận này vi phạm các điều cấm mà Pháp luật quy định
  • Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận: cũng theo đúng như tên gọi; chế độ tài sản này dựa vào sự thỏa thuận của cả vợ lẫn chồng về việc đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng; … miễn là không trái theo quy định của pháp luật.

Cả hai chế độ tài sản này đều được Pháp luật quy định chi tiết như sau:

Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 126/2014/NĐ-CP:

Điều 7.  Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định

Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

Theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Và đơn giản, bạn chỉ cần hiểu là: nếu hai vợ chồng tự thỏa thuận; về tài sản chung và tài sản riêng của hai người mà không trái pháp luật; thì khi cần phân chia Tài sản tại Tòa án, Tòa án có thể dựa theo thỏa thuận đó để phân chia tài sản. Còn nếu hai vợ chồng không có thỏa thuận trước; Tòa sẽ theo quy định của pháp luật để phân chia. Và khi Tòa án chia tài sản của vợ chồng theo pháp luật; Tòa án sẽ ưu tiên phân định tài sản riêng cho bên nào có Giấy tờ chứng minh được tài sản đó là tài sản riêng.

Tài sản chung là gì?

Tài sản chung, theo đúng như tên gọi của nó; là tài sản chung của cả vợ lẫn chồng và đương nhiên là được hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản chung sẽ bao gồm các loại tài sản như:

  • Thu nhập của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân; như tiền lương hàng tháng, hoa lợi sản sinh từ đất vườn, …
  • Tài sản mà hai vợ chồng được thừa kế chung
  • Tài sản hai vợ chồng được tặng cho chung.

Điều này được quy định rõ tại Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:

Điều 33.  Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Tài sản riêng là gì?

Đơn giản, ta có thể hiểu “tài sản riêng” là tài sản riêng của vợ hoặc chồng theo đúng nghĩa “riêng”. Tài sản riêng của mỗi người có thể bao gồm: tiền lương khi đi làm; tài sản được thừa kế, tặng cho; hay lợi nhuận phát sinh từ tài sản riêng, … Điều này được quy định rõ tại Điều 43 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

Điều 43.  Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Phân định tài sản chung và tài sản riêng có lợi gì ?

Người ta hay nói đùa rằng “Hôn nhân là nấm mồ của tình yêu” cũng có lý do của nó. Hai vợ chồng đã ở với nhau thì cũng sẽ có lúc cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt; và nếu có ly hôn, thì để tránh việc tài sản bị Tòa án phân chia không hợp lý theo ý muốn; thì việc phân định đâu là tài sản chung; đâu là tài sản riêng khi còn cơm lành canh ngọt là vô cùng cần thiết.

Và ví dụ như, nếu chồng hay vợ muốn kinh doanh và thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Theo pháp luật về doanh nghiệp hiện hành; nếu doanh nghiệp tư nhân bị phá sản, chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Và đương nhiên, “toàn bộ tài sản” của chủ doanh nghiệp này sẽ bao gồm cả tài sản riêng; và có thể bao gồm cả một phần tài sản chung của vợ chồng.

Vì vậy, nếu một bên không muốn mọi tài sản; của cải của cá nhân mình tự làm ra phải đem đi trừ nợ cho đối phương, việc phân định rõ tài sản chung và tài sản riêng là rất cần thiết. 

Của hồi môn là tài sản gì?

Đây là một câu hỏi khá là khó trả lời không chỉ đối với các cặp mới cưới. Mọi người hay quan niệm, cưới nhau về thì thành một gia đình; tài sản của anh cũng là tài sản của em, đều là của chung. Tuy pháp luật có quy định về điều này, nhưng cách hiểu của mỗi người cũng sẽ khác nhau:

Có người, cho rằng, của hồi môn là tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; bởi khi đám cưới diễn ra; hai người đã đăng ký kết hôn; vậy nên việc tặng cho của hồi môn được coi là diễn ra trong thời kỳ hôn nhân; và của hồi môn được bố mẹ trao tận tay mình, tức là của hồi môn là cho riêng mình; nên coi của hồi môn là tài sản riêng của mình. Có đám cưới diễn ra khi cả hai chưa đăng ký kết hôn; của hồi môn được trao tận tay cô dâu; và cô dâu cũng coi đó là tài sản mà mình có được trước khi kết hôn nên nó là tài sản riêng của mình.

Cả hai tình huống trên, nghe qua đều hợp tình; hợp lý và theo đúng quy định của Pháp luật, trong khoản 1 điều 43 Luật Hôn nhân gia đình 2014 cũng quy định tương tự như vậy:

Điều 43.  Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; …

Song song với các suy nghĩ đó; sẽ có người cho là, của hồi môn là quà tặng chung cho cả hai vợ chồng; nên đương nhiên đây là sẽ là tài sản chung; đúng như tư tưởng về tài sản chung của vợ chồng được định rõ tại khoản 1 điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014 :

Điều 33.  Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm … tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung ….

Với các luồng ý kiến khác nhau đã nêu trên; Luật sư X xin phép sẽ không khẳng định rằng, theo luật định; của hồi môn là tài sản chung hay riêng; mà xin nhường việc phán quyết này cho Tòa án nếu có tranh chấp xảy ra. Và với các cặp đôi, hay các cá nhân còn độc thân hay có ý định cưới; nếu của hồi môn của các bạn không lớn, bạn không cần quan tâm đó là tài sản chung hay tài sản riêng.

Còn nếu bạn muốn giữ riêng của hồi môn cho mình để phòng các trường hợp “gương vỡ”; bạn có thể thỏa thuận bằng văn bản với bạn đời của mình rằng đó là tài sản riêng của bạn. Hoặc kín đáo hơn, bạn có thể xin giấy tờ mua bán; hoặc tặng cho tài sản từ người trao của hồi môn cho bạn; để chứng minh đó là tài sản riêng của bạn.

Như vậy, qua các phân tích trên, mong các bạn có dự định cưới; hay đã có gia đình hiểu rõ hơn và quan tâm hơn tới 2 loại tài sản này; và tự có quan điểm riêng về việc của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng nhé.

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về Của hồi môn là tài sản chung hay riêng hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Có được đơn phương ly hôn khi không thể liên lạc với chồng?

Câu hỏi thường gặp

Yêu sách của cải trong kết hôn là gì?

Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.

Cản trở ly hôn là gì?

Cản trở ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc ly hôn; buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

Hồ sơ đơn phương ly hôn gồm những giấy tờ gì?

Vợ hoặc chồng có nhu cầu đơn phương ly hôn phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành theo mẫu.
+ Đăng ký kết hôn (bản chính); Nếu không có thì có thể xin cấp bản sao…
+ Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân còn giá trị sử dụng của vợ và chồng.
+ Bản sao sổ hộ khẩu của gia đình.
+ Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con chung (nếu có).
+ Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn thì chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung này…

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm