Cưỡng chế thu hồi đất theo quy trình như thế nào?

bởi MyNgoc
Cưỡng chế thu hồi đất theo quy trình như thế nào?

Cưỡng chế thu hồi đất là việc Nhà nước buộc người có đất bị thu hồi phải thực hiện quyết định thu hồi đất. Đây là biện pháp hành chính mang tính chất cứng rắn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với người có đất bị thu hồi cho dù họ có muốn hay không. Vậy cưỡng chế thu hồi đất theo quy trình như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013 (LĐĐ 2013)

Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Khái niệm

LĐĐ hiện hành không có quy định giải thích khái niệm cưỡng chế thu hồi đất. Tuy nhiên có thể hiểu đây là biện pháp cuối cùng mà Nhà nước áp dụng nhằm buộc người dân phải thực hiện quyết định thu hồi đất. Trên thực tế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau và trong những trường hợp cần thiết, Nhà nước bằng quyền lực của mình vẫn phải thực thi việc cưỡng chế thu hồi đất đối với người có đất bị thu hồi.

Nguyên tắc cưỡng chế

  • Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
  • Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.

Người có quyền sử dụng đất có thể căn cứ vào các nguyên tắc này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi cơ quan tiến hành cưỡng chế không tuân thủ đầy đủ hoặc có hành vi vi phạm quy định trên.

Điều kiện để tiến hành cưỡng chế thu hồi đất

Các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 71 LĐĐ 2013, cụ thể như sau:

  • Sau khi Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất bị thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục thực hiện quyết định thu hồi đất nhưng người có đất bị thu hồi không chấp hành quyết định này ;
  • Quyết định về việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung tại khu dân cư nơi có đất bị thu hồi;
  • Quyết định về việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
  • Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định về việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trong trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định hoặc vắng mặt khi giao quyết định thì UBND cấp xã phải lập biên bản.

Thông báo thu hồi đất

Theo Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Điều 61 và Điều 62 LĐĐ 2013, thông báo thu hồi đất bao gồm các nội dung sau:

  • Lý do thu hồi đất;
  • Diện tích đất thu hồi, vị trí khu đất thu hồi được thể hiện trên hồ sơ địa chính hiện có hoặc được thể hiện ở quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp, cơ quan nhà nước thu hồi đất theo tiến độ thực hiện dự án thì cần ghi rõ tiến độ thu hồi đất vào thông báo thu hồi đất;
  • Kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc đất, kiểm đếm tài sản;
  • Dự kiến về kế hoạch di chuyển nơi ở và bố trí tái định cư.

Quy trình thực hiện

Căn cứ khoản 4 Điều 71 LĐĐ 2013 và được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì quy trình cưỡng chế thu hồi đất bao gồm 3 bước sau:

Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất

Trước tiên, Chủ tịch UBND cấp huyện phải ra quyết định về việc thành lập Ban thực hiện cưỡng chế. Thành phần của Ban cưỡng chế bao gồm:

  • Chủ tịch/ Phó Chủ tịch UBND cấp huyện – Trưởng ban;
  • Đại diện các cơ quan tài chính, cơ quan tài nguyên và môi trường, thanh tra, tư pháp, xây dựng cấp huyện – Thành viên;
  • Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất bị thu hồi – Thành viên;
  • Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng – Thành viên,
  • UBND cấp xã nơi có đất và một số thành viên khác do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định – Thành viên.

Ban thực hiện cưỡng chế đến vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế thu hồi đất

Nếu người bị cưỡng chế chấp hành quyết định thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Ngược lại, trong trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản, việc bàn giao đất sẽ được thực hiện.

Tổ thức thực hiện cưỡng chế

Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định thì Ban thực hiện cưỡng chế sẽ tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.

Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người khác có liên quan phải ra khỏi khu đất đang bị cưỡng chế thu hồi và tự mình chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế. Nếu người bị cưỡng chế và người có liên quan không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển họ cùng với tài sản của họ ra khỏi khu đất đang cưỡng chế.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản về việc này. Đồng thời, phải tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.

Có thể bạn quan tâm

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Cưỡng chế thu hồi đất theo quy trình như thế nào?. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Cưỡng chế thu hồi đất là gì?

Cưỡng chế thu hồi đất là biện pháp cuối cùng mà Nhà nước áp dụng nhằm buộc người dân phải thực hiện quyết định thu hồi đất.

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo nguyên tắc nào?

– Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
– Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.

Thông báo thu hồi đất bao gồm các nội dung gì?

– Lý do thu hồi đất;
– Diện tích đất thu hồi, vị trí khu đất thu hồi được thể hiện trên hồ sơ địa chính hiện có hoặc được thể hiện ở quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp, cơ quan nhà nước thu hồi đất theo tiến độ thực hiện dự án thì cần ghi rõ tiến độ thu hồi đất vào thông báo thu hồi đất;
– Kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc đất, kiểm đếm tài sản;
– Dự kiến về kế hoạch di chuyển nơi ở và bố trí tái định cư.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm