Hiện nay bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm thiệt hại,… đang là những loại bảo hiểm được nhiều người quan tâm. Để đảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng như người mua bảo hiểm cần nắm được đặc trung và quy định pháp lý của bảo hiểm. Bảo hiểm hiện nay có những đặc trưng pháp lý riêng. Hãy theo dõi nội dung sau đây của LSX để nắm rõ hơn về đặc trưng pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhé.
Đặc trưng pháp lý của hợp đồng bảo hiểm là gì?
Hợp đồng bảo hiểm hiện là những mối quan tâm của nhiều người. Chính vì vậy, để bảo đảm lợi ích của mình thì người mua bảo hiểm cần nắm được đặc trưng pháp lý của hợp đồng bảo hiểm như thế nào? Vậy, đặc trưng pháp lý của hợp đồng bảo hiểm là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Đặc trưng pháp lý của hợp đồng bảo hiểm như sau:
– Hợp đồng bảo hiểm có đặc điểm giúp phân biệt với các hợp đồng khác là nó có tính chất vô hình. Tính không thể tách rời và cất giữ, nó không có tính đồng nhất và cũng không được bảo hộ bản quyền.
– Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm với bên mua bảo hiểm.
– Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng có điều khoản mẫu (hợp đồng gia nhập), là hợp đồng song vụ có điều kiện và bao giờ cũng thể hiện dưới hình thức văn bản.
– Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng có chứa đựng tính chất may rủi. Nếu không tồn tại rủi ro thì không có việc giao kết cũng như tồn tại hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Do vậy mà yếu tố trung thực của các bên tham gia bảo hiểm là yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm quyền lợi cho cả người than gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.
Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm
Ngoài việc nắm được đăng trưng pháp lý thì người mua bảo hiểm cần nắm được cả đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm như thế nào để tránh gặp rủi ro pháp lý. Hợp đồng bảo hiểm cũng có những đặc trưng nhất định so với các loại hợp đồng khác. Vây, đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm như thế nào? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Về nội dung, theo Khoản 1 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về nội dung của hợp đồng bảo hiểm như sau:
– Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
+ Đối tượng bảo hiểm;
+ Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;
+ Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
+ Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;
+ Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;
+ Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
+ Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
+ Phương thức giải quyết tranh chấp.
Về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được quy định tại Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
– Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
– Trường hợp có điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm, phải giải thích rõ ràng, đầy đủ và có bằng chứng xác nhận việc bên mua bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài giải thích đầy đủ và hiểu rõ nội dung này khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
– Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không được áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm về việc chậm thông báo.
Có bao nhiêu loại hợp đồng bảo hiểm?
Theo quy định mới về hợp đồng bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm đã được phân loại khác so với luật cũ. Do đó, để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên trong từng loại hợp hợp đồng thì hai bên cần nắm được các loại hợp đồng bảo hiểm hiện nay. Vậy, có bao nhiêu loại hợp đồng bảo hiểm? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé.
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì có những loại hợp đồng bảo hiểm như sau:
+ Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
+ Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.
+ Hợp đồng bảo hiểm tài sản. (1)
+ Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại. (2)
+ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm. (3)
Các loại hợp đồng bào hiểm tại (1), (2), (3) thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ.
Hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo muốn muốn có hiệu lực pháp lý cần đảm bảo đúng quy định về hình thức cũng như thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Do đó, cá bên tham gia vào hợp đồng bảo hiểm cần nắm được hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm được quy định như thế nào? Dưới đây là quy định về hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, bạn có thể tham khảo.
Hình thức hợp đồng bảo hiểm
- Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
- Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.
Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm
Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây:
– Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.
– Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm.
– Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đặc trưng pháp lý của hợp đồng bảo hiểm chuẩn quy định 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hợp đồng bảo hiểm con người là gì theo quy định chi tiết
- Hợp đồng bảo hiểm có được chuyển giao không năm 2023
- Năm 2023, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi nào?
Câu hỏi thường gặp
– Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
a) Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
b) Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định pháp luật;
d) Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;
b) Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
c) Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
d) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;
đ) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
– Bên mua bảo hiểm có quyền:
a) Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm;
b) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm;
c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo;
d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
đ) Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
b) Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
c) Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
d) Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.