Dải phân cách gồm những loại nào trong giao thông đường bộ?

bởi Nguyen Duy
Dải phân cách gồm những loại nào

Giao thông đường bộ ở Việt Nam có tính phức tạp với nhiều biển báo giao thông, đèn tính hiệu giao thông, các vạch kẻ đường hay dải phân cách nhằm giúp cho các phương tiện tham gia lưu thông có thể nhận biết được các lưu ý khi lưu thông, tránh được tình trạng ùn tắt hay gây náo loạn giao thông. Trong đó, ở các đoạn đường lớn, có nhiều loại xe lưu thông thường thấy là các dải phân cách đường. Vậy dải phân cách là gì trong giao thông đường bộ? Dải phân cách gồm những loại nào? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng LSX tìm hiểu qua bài viết sau.

Căn cứ pháp lý:

  • Quy chuẩn 41:2016/BGTVT

Dải phân cách là gì trong giao thông đường bộ?

Hiện nay, khi tham gia lưu thông có thể thấy có rất nhiều loại xe, từ những loại xe thô sơ như xe đạp, xe điện, xe máy,… cho đến các loại xe cơ giới lớn lưu thông song song nhau hoặc lưu thông ngược chiều nhau. Cũng chính vì thể đến tránh việc giao thông hỗn loạn, xe lớn chèn ép xe nhỏ hoặc xe nhỏ chắn tầm xe lớn thì cần có dải phân cách các loại xe với nhau.

Dải phân cách là bộ phận của đường, dùng để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt. Bên cạnh đó còn phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều giao thông. Xét về chức năng sử dụng, dải phân cách trong giao thông được chia thành 3 loại chính: 

  • Dải phân cách giữa: được đặt ở tim đường và dùng để phân chia giữa hai chiều cho xe chạy. Nó dùng để phân chia phần đường chính và phần đường bên, hoặc phân chia giữa phần đường xe thô sơ và xe cơ giới.
  • Dải phân cách bên: Dải phân cách sử dụng để phân chia phần đường chính và phần đường bên hoặc phân chia giữa phần đường xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại phương tiện khác nhau trên cùng một chiều giao thông.
  • Ngoài ra còn có loại dải phân cách mềm thường được sử dụng ở các khung đường hiểm trở, có tính cơ động cao. Dải phân cách này không ảnh hưởng tới mặt đường và lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng. Được làm từ chất liệu nhựa bền đẹp, gọn nhẹ, thuận tiện cho việc di chuyển và lắp đặt. Giảm thiểu chi phí lắp đặt và nhân công.

Dải phân cách gồm những loại nào theo quy định?

Dải phân cách có vai trò quan trọng trong lưu thông đường bộ, hạn chế gây ùn tắt đường cũng như giúp hạn chế tai nạn, va quẹt giữa các loại xe lớn nhỏ với nhau, hạn chế các vụ va chạm khi lưu thông ngược chiều. Và dải phân cách cũng được quy định cụ thể trong quy định pháp luật hiện nay về khác nhiều cũng như phân loại. Cụ thể quy định như sau:

Các loại dải phân cách trong giao thông đường bộ được quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định dải phân cách là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó được và để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều giao thông.

Dải phân cách có 02 loại là dải phân cách cố định và dải phân cách di động.

– Dải phân cách cố định là dải phân cách có vị trí cố định trên phần đường xe chạy. Dải phân cách cố định gồm các loại cơ bản sau:

+ Dải phân cách dạng bó vỉa bên trong đổ đất trồng cây (đối với dải phân cách rộng), có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm;

+ Dải phân cách có dạng một dải đất xen kẹp giữa các phần xe chạy, có dạng lõm xuống hoặc tận dụng điều kiện địa hình tự nhiên, có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm;

+ Dải phân cách sử dụng lan can phòng hộ cứng xây cố định trên mặt đường có chiều cao trong khoảng 0,3 m – 0,8 m, tối đa là 1,27 m nếu có nhu cầu chắn sáng, độ rộng tùy theo mặt đường rộng hẹp để thiết kế và được gắn tiêu phản quang hoặc được sơn phản quang theo các quy định về bố trí tiêu phản quang và vạch kẻ đường (vạch đứng) quy định trong Quy chuẩn này.

– Dải phân cách di động là các dải phân cách có thể di chuyển theo bề rộng trên mặt đường được tạo bởi các cột (cục) bê tông, nhựa composite bên trong có thể đổ cát hoặc nước cao từ 0,3 m – 0,8 m xếp liền nhau hoặc có các ống thép Æ40 – Æ50 xuyên qua tạo thành hệ thống lan can trên mặt đường.

Đi sai làn đường bị phạt bao nhiêu tiền?

Dải phân cách gồm những loại nào

Như đã nói ở trên. việc phân làn đường giúp các loại xe biết nên lưu thông ở các khoản đường nào, tránh va chạm cũng như ùn tắt giao thông. Tuy nhiên, có thể thấy ở các giờ cao điểm tại các quận, trung tâm thành phố hay các tuyến đường lớn như quốc lộ 1A thường xuyên có các trường hợp xe thô sơ như xe máy cố chen vào các làn đường dành cho xe cơ giới hoặc ngược lại để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng kẹt khi ở làn đường của mình. Điều này dẫn đến ùn tắt nặng hơn do xe lớn phải liên tục giảm tốc độ để tránh trường hợp khuất tầm nhìn xe dẫn đến tai nạn không đáng muốn. Hành vi đi sai làn đường là hành vi vi phạm luật giao thông và được quy định như sau:

Theo khoản 3.22, Điều 3, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam 41:2019 sửa đổi Quy chuẩn 41:2016/BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2019, quy định: “Làn đường là một phần của phần đường xe chạy và được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn. Phần đường xe chạy là một phần của đường bộ và được sử dụng cho các phương tiện lưu thông. Có thể có một hoặc nhiều làn đường cho xe chạy”.

Đồng thời, theo quy chuẩn này, “Đi sai làn đường là phương tiện giao thông đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn đường chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện giao thông nhất định”. Ví dụ, xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe máy hoặc ngược lại xe máy đi sang làn đường của xe ô tô được xác định là lỗi đi sai làn đường.

Hiện nay, những lỗi đi sai làn đường thường xảy ra phổ biến ở các làn đường có biển báo R.415: “Biển gộp làn đường theo phương tiện” và R.412: “Làn đường dành riêng cho từng loại xe”.

 Đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều)Đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông
Xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng.- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. (điểm đ, khoản 5 Điều 5, điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019, điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 12.000.000 đồng.- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.  (điểm a, khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019, điểm c Khoản 11 Điều 5)
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện)– Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.   (điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019)– Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 triệu đồng.- Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng. (điểm b khoản 7, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019)
Máy kéo, xe máy chuyên dùng– Phạt tiền từ 400.000 đồng – 600.000 đồng.- Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. (điểm c, khoản 3 Điều 7, điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019)– Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 triệu đồng.- Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng. (điểm a khoản 7 Điều 7, điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019)
Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điệnPhạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng. (Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019) 

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm mà bạn nên biết. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu dùng đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Mẫu quyết định ủy thác thu thập chứng cứ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Đi xe máy qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường bị phạt bao nhiêu?

Tại Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
.,…
Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
…..
Như vậy, hành vi trên bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Phá dỡ trái phép dải phân cách, gương cầu, các công trình, thiết bị an toàn giao thông trên đường bộ bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Khoản 5b Điều 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Phá dỡ trái phép dải phân cách, gương cầu, các công trình, thiết bị an toàn giao thông trên đường bộ, cấu kiện, phụ kiện của công trình đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Người đi bộ trèo qua dải phân cách có thể bị phạt tù không?

Người đi bộ trèo qua dải phân cách có thể bị phạt tù nếu họ làm chết người, gây thiệt hại về tài sản, thương tích; hoặc tổn hại về sức khoẻ vượt quá mức quy định. Tuỳ theo mức độ vi phạm mà người đi bộ sẽ phải chịu mức xử phạt tương ứng quy định tại Bộ luật hình sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm