Dân quân tự vệ có phải là nghĩa vụ bắt buộc hay không?

bởi Hương Giang
Dân quân tự vệ có phải là nghĩa vụ bắt buộc hay không

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang đóng vai trò quan trọng trong các công tác xã hội, phối hợp với các lực lượng khác để bảo vệ nền an ninh quốc phòng, quản lý trật tự xã hội. Hàng năm, Nhà nước sẽ tiến hành tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ theo các tiêu chuẩn nhất định. Nhiều độc giả thắc mắc không biết Dân quân tự vệ có phải là nghĩa vụ bắt buộc hay không? Khi nào được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ? Trốn thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ sẽ bị xử phạt như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Dân quân tự vệ có phải là nghĩa vụ bắt buộc hay không?” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Dân quân tự vệ là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019, dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ.

Hiện nay, có 5 thành phần dân quân tự vệ như sau:

– Dân quân tự vệ tại chỗ: lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, thôn và ở cơ quan, tổ chức. 

– Dân quân tự vệ cơ động: lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

– Dân quân thường trực: lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng.

– Dân quân tự vệ biển: lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.

– Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

(Theo Điều 6 Luật Dân quân tự vệ 2019)

Tiêu chuẩn tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ

việc tham gia dân quân tự vệ cũng có những tiêu chuẩn nhất định quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật dân quân tự vệ 2019 như sau:

Điều 10. Tiêu chuẩn, tuyển chọn và thẩm quyền quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ

1. Công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào Dân quân tự vệ:

a) Lý lịch rõ ràng;

b) Chấp hành nghiêm đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

c) Đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ.”

Ngoài ra, dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang (Điều 3 Luật dân quân tự vệ 2019) nên điều kiện sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ cũng tương tự như điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự.

Dân quân tự vệ có phải là nghĩa vụ bắt buộc hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật dân quân tự vệ 2019:

Điều 8. Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình

1. Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.”

Theo quy định trên, việc tham gia dân quân tự vệ là nghĩa vụ của mỗi công dân nên nếu có tên trong danh sách thì bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Vì vậy, nếu có tên trong danh sách dân quân tự vệ, công dân bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình, trừ một số trường hợp được tạm hoãn quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Dân quân tự vệ như sau:

a) Phụ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

b) Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ;

c) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;

d) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân;

đ) Có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

e) Lao động duy nhất trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận;

g) Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

h) Người đang học tại trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.

Khi nào được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ?

2. Công dân được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:

 a) Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ;

b) Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên;

d) Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

Dân quân tự vệ có phải là nghĩa vụ bắt buộc hay không
Dân quân tự vệ có phải là nghĩa vụ bắt buộc hay không

đ) Người làm công tác cơ yếu.

3. Công dân thuộc diện tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ quy định tại các điểm c, d, đ, e, g khoản 1 và các điểm a, b, d khoản 2 Điều này nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn vào Dân quân tự vệ.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

Trốn thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo Mục 5 Chương II Nghị định 120/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ Dân quân tự vệ như sau:

“Điều 21a. Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền cho thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn hoặc đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ.”.

Như vậy, trong trường hợp của bạn đã có quyết định yêu cầu bạn tham gia dân quân tự vệ ở xã nơi bạn ở nhưng bạn đã có quyết định bỏ vào Thành phố Hồ Chí Minh nhằm trốn tránh quyết định và không tham gia nghĩa vụ thì bạn có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về Dân quân tự vệ có phải là nghĩa vụ bắt buộc hay không?”. Nếu cần giải quyết tư vấn pháp lý nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ làm thủ tục kết hôn với người Đài Loan thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Độ tuổi tham gia Dân quân tự vệ là bao nhiêu?

Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ là bao lâu?

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ:
– Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm;
– Dân quân thường trực là 02 năm.

Có tên trong danh sách dân quân tự vệ có bắt buộc phải đi không?

Theo quy định trên, việc tham gia dân quân tự vệ là nghĩa vụ của mỗi công dân nên nếu có tên trong danh sách thì bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Vì vậy, nếu có tên trong danh sách dân quân tự vệ, công dân bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình, trừ một số trường hợp được tạm hoãn quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Dân quân tự vệ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm