Đăng ký cai nghiện ma túy tự nghiện tại cơ quan nào?

bởi Thùy Linh

Xin chào Luật sư X, hiện nay gia đình tôi có người bị nghiện ma tuý và muốn đăng ký để cai nghiện. Tôi muốn tham khảo và nhờ Luật sư tư vấn xem “Đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ quan nào?”. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật sư X. Để giải đáp thắc mắc Đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ quan nào? mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý:

Cai nghiện ma túy tự nguyện

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Phòng, chống ma túy 2021 về cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy cụ thể như sau:

– Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.

– Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 29 của Luật này được hỗ trợ kinh phí.

– Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm sau đây:

+ Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;

+ Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định. Trường hợp người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập mà có hoàn cảnh khó khăn được xét giảm hoặc miễn chi phí phải nộp.

– Cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện cho người cai nghiện ma túy.

– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Thủ tục tiếp nhận người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy được quy định cụ thể như thế nào?

Thủ tục tiếp nhận người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy được quy định tại Điều 35 Nghị định 116/2021/NĐ-CP như sau:

– Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi trở lên có nhu cầu cai nghiện ma túy được tiếp nhận cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện.

– Hồ sơ tiếp nhận cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện gồm:

+ 01 bản đăng ký tự nguyện cai nghiện theo Mẫu số 22 Phụ lục II Nghị định này;

+ 01 bản phôtô một trong các loại giấy tờ tùy thân: căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy khai sinh (đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi) của người cai nghiện.

– Trình tự thực hiện:

+ Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này tại cơ sở cai nghiện ma túy; xuất trình bản chính một trong các loại giấy tờ tùy thân để đối chiếu;

+ Cơ sở cai nghiện ma túy tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, đối chiếu và tư vấn kế hoạch cai nghiện ma túy; thông tin về các dịch vụ cai nghiện ma túy hiện có tại cơ sở, mức chi phí sử dụng dịch vụ cai nghiện ma túy của cơ sở, các khoản chi phí, đóng góp khác và chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện (nếu có);

+ Người nghiện ma túy hoặc người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi và đại diện cơ sở cai nghiện ma túy thỏa thuận, thống nhất ký kết hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy;

+ Hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy phải được gửi: 01 bản cho người nghiện ma túy người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, 01 bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cai nghiện đăng ký cai nghiện tự nguyện theo quy định.

Hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện được quy định ra sao?

Căn cứ tại Điều 36 Nghị định 116/2021/NĐ-CP về hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện cụ thể như sau:

– Hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy gồm các nội dung chính sau:

+ Chủ thể của hợp đồng: tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy với người nghiện ma túy hoặc người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi về việc cung cấp, sử dụng dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện;

+ Đối tượng của hợp đồng (loại dịch vụ, hình thức cung cấp dịch vụ, thời gian, địa điểm sử dụng dịch vụ cai nghiện ma túy …);

+ Mức giá sử dụng dịch vụ, hình thức;

+ Quyền, nghĩa vụ của cơ sở cai nghiện, của người cai nghiện trong việc cung cấp, sử dụng dịch vụ cai nghiện;

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; các trường hợp bồi thường thiệt hại, giảm chi phí sử dụng dịch vụ; các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ hoặc tiếp tục hợp đồng dịch vụ;

+ Thời điểm có hiệu lực, chấm dứt hợp đồng.

– Hình thức hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy theo Mẫu số 28 Phụ lục II Nghị định này.

Đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ quan nào?
Đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ quan nào?

Thực hiện hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 116/2021/NĐ-CP về thực hiện hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy cụ thể như sau:

– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi có trách nhiệm:

+ Bảo đảm người cai nghiện ma túy có mặt tại cơ sở cai nghiện ma túy trong toàn bộ thời gian sử dụng dịch vụ theo hợp đồng đã ký kết;

+ Tuân thủ các nội quy, quy chế và các hướng dẫn, quy định nghiệp vụ của cơ sở cai nghiện ma túy;

+ Trả chi phí sử dụng dịch vụ cai nghiện ma túy theo hợp đồng.

– Cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm:

+ Tiếp nhận, phân loại, tư vấn xây dựng kế hoạch cai nghiện theo quy trình cai nghiện quy định tại Chương III Nghị định này. Tổ chức cai nghiện, cung cấp dịch vụ cai nghiện theo hợp đồng đã ký;

+ Thực hiện đúng các quy định về chuyên môn nghiệp vụ, chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ cung cấp;

+ Thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi người cai nghiện ma túy sử dụng dịch vụ hoặc tự ý chấm dứt việc sử dụng dịch vụ.

Đăng ký cai nghiện ma tuý ở đâu? 

Theo quy định tại Điều 28, Mục 1, Chương IV của Nghị định 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy đã quy định rõ việc đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện, điều trị nghiện, cụ thể:

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xác định nghiện ma túy của cơ quan có thẩm quyền, người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi trở lên (sau đây gọi tắt là người nghiện ma túy) phải đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện hoặc đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trường hợp, người không có nơi cư trú ổn định thì đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật và thực hiện việc cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập sau khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Thủ tục, hồ sơ đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi người nghiện ma túy tham gia điều trị hoặc chấm dứt điều trị, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện có trách nhiệm thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nghiện đó đăng ký để quản lý hoặc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc.

3. Địa điểm cai nghiện tự nguyện:

a) Tại gia đình, cộng đồng;

b) Tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập hoặc cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

4. Hồ sơ đăng ký cai nghiện tự nguyện gồm:

a) 01 bản đăng ký cai nghiện tự nguyện theo mẫu số 22 phụ lục IINghị định này;

b) 01 bản sao Phiếu kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy của cơ quan có thẩm quyền;

c) 01 bản phôtô một trong các loại giấy tờ tùy thân: căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy khai sinh (đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi) của người nghiện ma túy.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ quan nào?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, gửi thông báo phát hành hóa đơn điện tử, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, gửi thông báo phát hành hóa đơn điện tử, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Quy trình cai nghiện gồm mấy giai đoạn?

quy trình cai nghiện được chia thành 5 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Tiếp nhận phân loại;
+ Giai đoạn 2: Điều trị cắt cơn giải độc;
+ Giai đoạn 3: Giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách;
+ Giai đoạn 4: Lao động trị liệu, chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng, chống tái nghiện;
+ Giai đoạn 5: Quản lý lâu dài dựa vào cộng đồng.

Thẩm quyền xác định người nghiện ma túy được pháp luật quy định như thế nào?

Điều 10 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền xác định người nghiện ma túy như sau:
1. Người có thẩm quyền xác định người nghiện ma túy là bác sỹ, y sĩ thuộc trạm Y tế cấp xã, bệnh xá Quân y, phòng khám khu vực, bệnh viện cấp huyện trở lên, phòng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma túy do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bộ Y tế hướng dẫn việc tập huấn và cấp chứng chỉ về điều trị cắt cơn nghiện ma túy.
2. Người có thẩm quyền xác định người nghiện ma túy phải chịu trách nhiệm về việc xác định của mình trước pháp luật.

Việc thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện như thế nào?

Điều 11 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định việc thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 9 Nghị định này, cơ quan lập hồ sơ thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
2. Văn bản thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ và tên người vi phạm;
b) Lý do lập hồ sơ đề nghị;
c) Quyền của người được thông báo: người được thông báo có quyền đọc, ghi chép, sao chụp hồ sơ và phát biểu ý kiến về việc lập hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện;
d) Địa điểm đọc hồ sơ;
đ) Thời gian đọc hồ sơ: thời gian đọc hồ sơ là 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm