Trong thời đại công nghệ 4.0, Facebook và những trang mạng xã hội nổi tiếng khác được xem là một trong những mạng xã hội phổ biến. Người trẻ hiện nay ưa chuộc dùng những trang mạng xã hội thông kê được con số ấn tượng về tỷ lệ người sử dụng tài khoản mạng xã hội trong thời gian qua là số liệu cụ thể ngày càng tăng cao cho thấy được sức tăng trưởng và tính ứng dụng ngày càng rộng rãi của nó. Mọi người sử dụng mạng xã hội hiện nay không đơn thuần chỉ nhằm mục đích giải trí, nó đang dần trở thành một “công cụ” hữu hiệu để quảng bá hình ảnh, thương hiệu, nhằm tiếp cận khách hàng, tìm kiếm lợi nhuận hay việc kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ do chủ tài khoản cung cấp. Những Fanpage, Group… ra đời ngày càng nhiều nó là một xu hướng tất yếu cho việc thương mại hóa dựa trên cơ sở mạng xã hội. Bên cạnh lợi ích mà nó mang lại sẽ không tránh khỏi hành vi vi phạm bản quyền và có thể sẽ xâm phạm đến quyền lợi của nhiều tổ chức, cá nhân. Vậy nên buộc những tổ chức, cá nhân phải đặc biệt lưu ý về việc đăng ký bản quyền tác giả fanpage vì đó chính là biện pháp hữu hiệu hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi của mình. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đăng ký công cụ bảo vệ bản quyền fanpage” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Những cách nào tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả
Hiện nay, để tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả, có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Mục đích cuối cùng là để tác phẩm được biết đến rộng rãi. Dưới đây là một số cách được sử dụng phổ biến:
- Đăng ký bản quyền với cơ quan nhà nước: Khi đó, Cục Bản quyền tác giả công bố Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trên Công báo về quyền tác giả. Đây là cách thức hiệu quả nhất để tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả. Bởi lẽ, khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận thì quyền sở hữu và quyền tác giả sẽ được bảo vệ một cách tối đa nhất.
- Đăng thông tin lên trang web cá nhân, công ty. Cách thức này có thể được thực hiện dễ dàng, thông tin về quyền sở hữu và quyền tác giả có thể lan truyền nhanh chóng;
- Đăng thông tin lên kênh youtube của bản thân;
- Đăng thông tin lên trang fanpage của cá nhân, công ty;
- Dán thông báo tại trước cổng công ty;
- Đăng thông tin trên các bài báo.
Quy trình đăng ký bản quyền trang fanpage
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
“Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.”
Để đăng ký bảo hộ bản quyền thành công, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Logo, Fanpage/Group đăng ký bảo hộ phải không chứa thành tố mà pháp luật cấm như: quốc kỳ, quốc huy của các nước, tên cơ quan, tổ chức Nhà nước của Việt Nam và quốc tế…;
Logo, tên gọi Fanpage/ Group phải có khả năng phân biệt, không mang tính mô tả về lĩnh vực kinh doanh. Một số trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt (không được độc quyền) như: “Showbiz” (đăng ký cho lĩnh vực giải trí); “Giải trí”, “Food&Travel” (fanpage review ẩm thực, du lịch), “TV”, “Hội thích truyện tranh Manga” (lĩnh vực truyện tranh, câu lạc bộ), “Yêu phim Hàn” (lĩnh vực giải trí, phim ảnh), “IT Clubs” (lĩnh vực tin học, CNTT),..
Tên gọi Fanpage/ Group không được trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu hiệu/logo của cá nhân, tổ chức khác đã đăng ký trước.
Bước 1: Xác định đối tượng, loại hình tác phẩm đăng ký bảo hộ
Fanpage không phải là đối tượng được bảo hộ trực tiếp bởi quyền tác giả vì trong các loại hình tác phẩm không có fanpage. Tuy nhiên, để bảo hộ cho fanpage, có thể đăng ký bản quyền cho các đối tượng như logo, bài viết, hình ảnh, video dưới dạng các tác phẩm như tác phẩm văn học, tác phẩm báo chí, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng,… Căn cứ vào nhu cầu, phạm vi bảo hộ mong muốn, cá nhân tổ chức có thể lựa chọn loại hình tác phẩm để đăng ký bản quyền
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả;, quyền liên quan
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Hồ sơ trên đây được nộp tại Cục Bản quyền tác giả. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ.
Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ độc quyền Fanpage
Các trang mạng xã hội và các nền tảng giao tiếp, tương tác trực tuyến như fanpage hiện nay ngày càng trở nên phổ biến để có thể cung cấp thông tin. Tuy nhiên, cũng có nhiều Fanpage giả mạo, đăng tải những nội dung thiếu chính xác và nhằm mục đích trục lợi dựa trên tên tuổi, uy tín của những cá nhân, tổ chức khác. Vì vậy việc đăng ký bảo hộ độc quyền Fanpage sẽ góp phần giúp cho người sử dụng nhận biết được Fanpage nào là Fanpage chính thống đồng thời cũng tạo ra cơ sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu.
Đồng thời, đăng ký bảo hộ Fanpage cũng ngăn chặn những hành vi xâm phạm có khả năng xảy ra, việc đăng ký này cũng giúp cho cá nhân, tổ chức dễ dàng khai thác quyền của mình hơn. Khi có hành vi xâm phạm xảy ra trên thực tế, cá nhân hay tổ chức có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xử lý hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2022
- Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ trọn gói năm 2022
- Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 còn hiệu lực không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Đăng ký công cụ bảo vệ bản quyền fanpage”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến Trích lục khai sinh Bắc Giang… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, ngăn chặn hành vi xâm phạm đối với tác phẩm. Theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, quyền tác giả không phát sinh thông qua cơ chế đăng ký. Căn cứ xác lập quyền tác giả và quyền liên quan không cần phải thông qua thủ tục đăng ký. Tức là khi một tác phẩm ra đời, chúng có thể được bảo hộ tự động mà không cần đăng ký, nộp lưu, nộp phí hay thực hiện bất cứ một thủ tục hành chính nào khác.
Vì cơ chế này, việc tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả giúp chủ sở hữu và tác giả công khai thông tin. Thông qua đó, có thể xác lập quyền của mình đối với tác phẩm. Nhờ vậy, có thể ngăn ngừa những hành vi xâm phạm quyền có khả năng xảy ra.
Thứ hai, tạo điều kiện giúp tác giả và chủ sở hữu có thể khai thác quyền nhân thân và quyền tài sản của mình. Tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả là một trong những biện pháp quan trọng để chủ sở hữu, tác giả các tác phẩm khai thác và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình một cách hiệu quả hơn.
Khi quyền của mình được công bố công khai, tác giả có thể làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; nhập khẩu, phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh,…
Thứ ba, giúp bảo vệ quyền lợi tác giả và chủ sở hữu khi có tranh chấp. Hiện nay, những hành vi xâm phạm quyền tác giả ngày càng nhiều như: sao chép tác phẩm, tự ý khai thác quyền…hay bất kỳ hành vi nào xâm phạm tới quyền của tác giả. Khi những hành vi này xảy ra, hậu quả tất yếu là xảy ra tranh chấp giữa tác giả và người có hành vi xâm phạm.
Khi đó, nếu muốn bảo vệ quyền lợi của bản thân, tác giả cần đưa ra các bằng chứng để chứng minh mình là tác giả, là chủ sở hữu quyền tác giả. Chính vì vậy, nhằm hạn chế tranh chấp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì việc tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả là điều cần thiết.
Trong luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, khái niệm quyền tác giả đã được quy định rất rõ trong Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019 như sau:
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Theo từ điển Tiếng Việt, “tuyên bố” được hiểu là hành vi nói cho mọi người đều biết hay nói lên ý kiến, chủ trương về một vấn đề nào đó.
Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu:
Tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả là hoạt động công bố công khai về các quyền tác giả mà mình đang sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm của mình.
Có thể nói, tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả là một trong những biện pháp mà tác giả, chủ sở hữu tác phẩm lựa chọn áp dụng nhằm mục đích thông báo cho những chủ thể khác biết họ là tác giả, chủ sở hữu.