Đất cho ở nhờ lâu có đòi lại được không?

bởi DuongAnhTho
Đất cho ở nhờ lâu có đòi lại được không

Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Tôi và gia đình đi làm ăn xa lâu năm giờ tuổi cao sức yếu nên quay về quê sinh sống. Nhà tôi có một mảnh đất lâu đời ở quê đang cho ở nhờ. Giờ tôi về quê thì có đòi lại được không? Trong trường hợp không đòi lại được tôi phải khởi kiện như nào? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Đất cho ở nhờ lâu có đòi lại được không” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Đất cho ở nhờ lâu có đòi lại được không?

Theo quy định tại Điều 494 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng mượn tài sản trong đó bên mượn phải trả lại đất khi hết thời hạn

Trả lại đất đúng thời hạn là nghĩa vụ của bên mượn đất được quy định tại điều 496 Bộ luật dân sự 2015

Đòi lại đất sau khi hết thời hạn thỏa thuận cũng là một quyền lợi của bên cho mượn được quy định tại điều 499 Bộ luật dân sự 2015

Nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng thì được đòi lại nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

Đòi lại đất khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

Thẩm quyền giải quyết đòi lại đất cho ở nhờ

Đất cho ở nhờ lâu có đòi lại được không
Đất cho ở nhờ lâu có đòi lại được không

Giải quyết tranh chấp tại UBND

Khi tranh chấp đất cho ở nhờ mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải

Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết

Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết

UBND chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013.

Căn cứ theo điều 203 Luật đất đai 2013

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân

Khoản 9 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định Toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai

Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 xác định rằng Tòa án nơi có đất thì có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó

Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định rằng đối với tranh chấp đất đai đã có giấy chứng nhận hoặc có giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 và cả đất tranh chấp không có các loại giấy tờ đó thì đều được Toà án giải quyết

Thủ tục đòi lại đất cho ở nhờ

Hoà giải tranh chấp tại địa phương

Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Tranh chấp không hòa giải được thì các bên gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

UBND xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh nguyên nhân phát sinh tranh chấp sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

UBND phải thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.

Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải

UBND tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt.

Kết quả của hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, các bên có ý kiến khác với nội dung đã thống nhất, thì Chủ UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu

Dựa theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và  khoản 57 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.

Giải quyết tranh chấp tại UBND

Chuẩn bị Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ gồm có:

-Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

-Bản sao giấy tờ nhân thân của các bên.

-Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

-Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan

-Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính quan đến diện tích đất tranh chấp

Nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì không quá 03 ngày, cơ quan tiếp nhận phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung.

Sau khi nhận được hồ sơ, Chủ tịch UBND phân công trách nhiệm cho cơ quan tham mưu giải quyết.

-Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp.

-Cơ quan tham mưu hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp, ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Thời hiệu giải quyết tranh không quá 30 ngày nhận được hồ sơ.

Chủ tịch UBND ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.

UBND gửi quyết định cho các bên tranh chấp, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

 Khởi kiện lên tòa án

Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ để khởi kiện.

-Đơn khởi kiện.

-Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất.

-Bản sao giấy tờ nhân thân của người khởi kiện, người bị kiện.

-Giấy tờ chứng minh tranh chấp đất đai

Nộp hồ sơ khởi trực tiếp tại Tòa án hoặc nộp thông qua đường bưu điện.

Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ Tòa án sẽ ra các quyết định theo khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự.

Tòa án thông báo thụ lý vụ án, lúc này Tòa án mới bắt đầu quá trình giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ.

Tiến hành xác minh, thu thập tài liệu cần thiết cho quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, nếu Tòa án xét thấy tài liệu chứng cứ chưa đầy đủ thì sẽ ra thông báo thu thập tài liệu chứng cứ.

Lấy ý kiến lời khai của các bên tranh chấp và những người liên quan.

Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Đảm bảo việc xử được công bằng, khách quan, nhanh chóng.

Mở phiên Tòa xét xử vụ án đòi lại đất cho ở nhờ.

Tòa án sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng sau khi tiến hành các hoạt động tố tụng

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Đất cho ở nhờ lâu có đòi lại được không”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm:

  • Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần báo trước
  • Phụ cấp học viên quân đội
  • Nộp đơn xin nghỉ việc có rút lại được không
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc được trả lương không

Câu hỏi thường gặp

Rủi ro gì khi cho mượn đất ở nhờ?

– Bên mượn, ở nhờ không trả lại đất
– Có thể bị mất đất, quyền sử dụng đất
– Bên ở nhờ vi phạm các quy định trong hợp đồng
– Đất cho mượn bị sử dụng sai mục đích
– Xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn với bên mượn đất

Đòi lại nhà đất cho ở nhờ bằng cách nào?

Khi chủ nhà không có thỏa thuận hay hợp đồng với người mượn, ở nhờ nhà thì lấy lại bằng một trong các cách sau:
Cách 1. Thông báo về việc đòi nhà cho bên ở nhờ biết.
Cách 2. Khởi kiện đòi lại nhà cho ở nhờ tại Tòa án.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ

Là một khoảng thời gian mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp
Kết thúc thời hạn này mà không khởi kiện thì coi như chủ thể mất quyền yêu cầu
Thời hiệu khởi kiện không được áp dụng cho tranh chấp về quyền sử dụng đất dựa theo khoản 3 Điều 155 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định
Có thể khởi kiện đòi lại đất cho ở nhờ theo quy định của Luật đất đai vào mọi thời điểm mà không phải lo lắng về việc mất quyền yêu cầu khởi kiện

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm