Hiện nay, gia đình tôi đang sống ở nông thôn. Tuy nhiên sắp tới ba mẹ tôi có dự định sẽ chuyển lên thành phố để sinh sống. Ba mẹ tôi thắc mắc không biết là thuế đất nàh ở trên thành phố có khác gì so với thuế đất nhà ở nông thôn hay không.Theo tôi được biết thì thuế đất thổ cư có thể hiểu nôm na là khoản tiền mà chủ sử dụng đất ở phải nộp cho Nhà nước hàng năm. Mặc dù vậy, khái niệm cụ thể về thuế đất thổ cư vẫn chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật chính thống. Và Đất thổ cư có phải đóng thuế không năm 2023?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Hãy cùng với Luật sư X giải đáp thắc mắc cho bạn. Chúng tôi hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai năm 2013
- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT
Thuế đất thổ cư được hiểu là gì?
Đất thổ cư là cách mà người dân gọi phổ biến đối với loại đất dùng để ở hoặc xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên, luật pháp không chính thức công nhận tên gọi “đất thổ cư”.
Theo Luật đất đai năm 2013 thì đất ở (hay còn gọi đất thổ cư) thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được Nhà nước công nhận qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và chia thành 2 loại là đất ở tại nông thôn (ký hiệu là ONT) và đất ở tại đô thị (ký hiệu là OĐT).
Thuế đất thổ cư có thể hiểu là khoản thuế mà chủ sử dụng đất ở phải nộp cho Nhà nước hàng năm. Tuy nhiên, khái niệm về thuế đất thổ cư không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật chính thống.
Như vậy, Thuế đất thổ cư nông thôn là khoản thuế đối với đất ở tại nông thôn phải nộp cho Nhà nước hàng năm.
Đất thổ cư có phải đóng thuế không?
Thông thường đối với đất thổ cư không đơn giản chỉ dùng để ở mà còn dùng với mục đích kinh doanh. Do vậy, mà đối tượng chịu thuế đất thổ cư phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Về Thuế đất ở
Đây là loại đất dùng để xây dựng nhà ở hoặc công trình khác phục vụ cho đời sống của nhân dân. Với đất ở nông thôn thì đất thuộc phạm vi địa giới hành chính xã. Chỉ trừ đất tại khu đô thị mới vẫn thuộc sự quản lý của xã nhưng nằm trong quy hoạch phát triển các quận, thị xã, thành phố.
Thuế nhà ở
Nhà ở là công trình xây dựng phục vụ nhu cầu sinh sống của hộ gia đình, cá nhân. Do vậy, nhà ở thường được chia thành các loại hình cơ bản như:
- Nhà ở riêng lẻ. Đây là nhà ở xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình
- Nhà ở chung cư. Đây là nhà ở được xây dựng có 2 tầng trở lên có nhiều căn hộ, cầu thang chung, lối đi chung. Đặc biệt là có cả phần không gian sở hữu riêng và chung phục vụ nhu cầu của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình.
- Về nhà ở thương mại. Đây là nhà ở được đầu tư xây dựng với mục đích thương mại
- Nhà ở công vụ. Đây nhà ở dành riêng cho các đối tượng thuộc diện ở nhà công vụ thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.
- Nhà ở tái định cư. Đây là nhà các cá nhân, hộ gia đình nào thuộc diện được hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa sẽ được bố trí ở tại đây.
- Nhà ở xã hội. Là nhà mà các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở của Nhà nước sẽ được bố trí để ở tại đây.
Cách tính thuế đất thổ cư nông thôn
Điều 4 Thông tư số 153/2011/TT-BTC quy định căn cứ tính thuế như sau: “Căn cứ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN) là quy mô đất tính thuế, giá 1m2 đất tính thuế và thuế suất.”
Hiện nay, tất cả các loại đất đều phải thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước (bao gồm cả đất thổ cư), được cơ quan có thẩm quyền quyết định dựa theo mục đích sử dụng đất.
Trong trường hợp muốn chuyển mục đích sử dụng, chủ mảnh đất sẽ phải thực hiện thêm các nghĩa vụ về thuế hoặc lệ phí theo quy định pháp luật hiện hành.
Theo Khoản 2 Điều 8 Thông tư 153/2011/TT-BTC quy định cách tính thuế đất thổ cư được xác định như sau:
Số thuế cần nộp = Số thuế phát sinh (STPS) – Số thuế miễn giảm (nếu có). |
Trong đó, công thức tính số thuế phát sinh như sau:
STPS = Diện tích đất cần tính thuế x Giá 1m2 đất sử dụng x Thuế suất (%) |
Trong đó:
Diện tích đất cần tính thuế
– Nếu người nộp thuế sở hữu nhiều mảnh đất nằm trong phạm vi của một tỉnh thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích của tất cả các mảnh đất thuộc diện chịu thuế trong địa bàn tỉnh đó.
– Mảnh đất đã được cấp Sổ đỏ thì diện tích đất tính thuế được quy định trong sổ đỏ. Trường hợp diện tích đất ở ghi trong sổ đỏ nhỏ hơn so với điện tích đất thực tế, diện tích đất tính thuế là diện tích đất sử dụng thực tế khi sử dụng.
– Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân cùng sử dụng một thửa đất chưa được cấp Sổ đỏ thì diện tích đất cần tính thuế là diện tích đất thực tế người sử dụng đất sử dụng.
– Các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình cùng sử dụng trên một mảnh đất đã có Sổ đỏ thì diện tích tính thuế chính là diện tích được ghi ở bên trong Sổ đỏ.
Giá 1m2 đất ở: là giá đất theo từng mục đích sử dụng của thửa đất được tính thuế do các UBND cấp tỉnh quy định và được làm ổn định theo một chu kỳ 5 năm 1 lần.
Người sử dụng đất cần phải chú ý những điều sau:
– Nếu trong chu kỳ 5 năm có sự thay đổi về người nộp thuế hay phát sinh thêm các yếu tố có thể làm thay đổi về giá của 1m2 đất tính thuế thì thời gian còn lại của chu kỳ sẽ không cần phải xác định lại giá nữa;
– Trường hợp được nhà nước giao, cho thuê, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất ở trong chu kỳ ổn định thì giá của 1m2 đất là giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm được giao, cho thuê, chuyển đổi mục đích sử dụng đất;
– Đối với đất sử dụng không đúng mục đích, đất lấn chiếm thì giá của 1m2 đất do UBND cấp tỉnh quy định.
Thuế suất
Đối với đất ở (bao gồm sử dụng đất dùng để kinh doanh) được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến đối với từng phần có thể tính toán và áp dụng như sau:
– Diện tích nằm trong hạn mức: Thuế suất 0,03%
– Diện tích vượt nhỏ hơn 3 lần so với hạn mức: Thuế suất 0,07%
– Diện tích vượt lên trên 3 lần so với hạn mức: Thuế suất 0,15%
Đất thổ cư có được kinh doanh không?
Đất phục vụ mục đích kinh doanh là đất phi nông nghiệp. Tại Điều 11 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT đã quy định về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đó xác định: “Khi chủ sử dụng đất chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở thì không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động.“
Như vậy chủ sử dụng đất thổ cư có được kinh doanh trên mảnh đất đó, tuy nhiên trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh thì phải ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký biến động đất.
Để kinh doanh trên đất thổ cư, cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký biến động đất đai như sau:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục chuyển lên đất thổ cư theo quy định mới
- Thủ tục làm sổ đỏ đất thổ cư như thế nào năm 2022?
- Quy định xây nhà trên đất thổ cư
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đất thổ cư có phải đóng thuế không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Đăng ký bảo hộ logo Tp Hồ Chí Minh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định, thuế suất không có sự chênh lệch giữa nông thôn và đô thị. Diện tích đất chịu tính thuế tùy thuộc vào hạn mức giao đất, cho thuê đất của từng địa phương. Còn giá của 1m2 đất sẽ có sự khác nhau giữa nông thôn và thành phố.
Trên thực tế, giá của 1m2 đất ở thành phố thường cao hơn và thậm chí gấp nhiều lần so với giá 1m2 đất ở nông thôn. Vì vậy, mức thuế phải nộp ở nông thôn thường sẽ rẻ hơn mức thuế phải nộp ở thành phố.
Đất thổ cư là loại đất phi nông nghiệp. Căn cứ Thông tư 08/2007/TT-BTNMT thì đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng những công trình phục vụ đời sống, đất vườn gắn liền với nhà cùng một thửa đất thuộc khu dân cư thì cũng được công nhận là đất ở.
Do đó, có thể khẳng định, đất thổ cư được phép xây dựng nhà ở, tuy vậy để xây dựng được nhà ở trên đất thổ cư chủ nhà cần phải lên UBND cấp huyện liên hệ và xin hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép xây dựng tùy vào từng địa phương mà quy trình thủ tục sẽ khác nhau.
Thời hạn nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP như sau:
“(i) Thời hạn nộp thuế lần đầu với người nộp thuế chậm nhất là ba mươi ngày tính từ ngày cơ quan nhà nước ban hành thông báo nộp thuế.
Từ năm thứ hai trở đi, người nộp thuế được chọn nộp thuế dưới hình thức nộp một lần hoặc hai lần trong năm.“
Đối với trường hợp nộp thuế một lần trong năm thì thời hạn nộp thuế là ngày 31/05. Còn với trường hợp nộp thuế hai lần trong năm thì thời hạn nộp thuế cho từng kỳ được xác định như sau: với kỳ thứ nhất thì thời hạn nộp 50% chậm nhất là ngày 31/5, đến kỳ thứ hai người nộp thuế nộp đủ phần còn lại trong thời hạn chậm nhất là ngày 31/10.