Năm 2023 đền bù tái định cư có căn sổ hộ khẩu không?

bởi Gia Vượng
Năm 2023 đền bù tái định cư có căn sổ hộ khẩu không?

Xin chào Luật sư. Hiện tại trên địa phương tôi sinh sống đang tổ chức đền bù tái đinh cư khi nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên nhà tôi không có sổ hộ khẩu nên đang hoang mang rằng không biết đền bù tái định cư có căn sổ hộ khẩu không? Như tôi được biết thì từng dự án sẽ phải lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư riêng nhưng huyện tôi có lập một hội đồng gồm có các thành viên chung có quy chế hoạt động đến dự án trên địa bàn xã thì đưa tên hỗ trợ vào sau đó được không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn tại bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Tái định cư là gì?

  Tái định cư là một dạng Nhà nước bồi thường về đất khi tiến hành thu hồi đất giúp người dân có được một cuộc sống ổn định lâu dài. Tái định cư chính là một hình thức hỗ trợ, giúp đỡ người dân một phần khi bị chuyển đổi công việc đang có, hay đang bị biến động quá trình sinh sống và làm việc của gia đình khi Nhà nước thu hồi đất. 

Tái định cư ở đây sẽ được hiểu gồm:

  • Phương án bố trí chỗ ở (tái định cư tại chỗ; hoặc tái định cư tại địa điểm khác – nơi được bồi thường bằng đất);
  • Và hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình; cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.

Điều kiện thu hồi đất được bố trí tái định cư là gì?

Theo quy định tại Điều 79 Luật Đất đai 2013, Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, thì hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất khi:

(1) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư khi đáp ứng đủ 02 điều kiện:

+ Bị thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi.

(2) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam:

Khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.

Đền bù tái định cư có căn sổ hộ khẩu không?

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 thì được bồi thường về đất.

Năm 2023 đền bù tái định cư có căn sổ hộ khẩu không?
Năm 2023 đền bù tái định cư có căn sổ hộ khẩu không?

Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Luật Đất đai 2013, trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau:

– Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở;

– Trường hợp không có nhu cầu bồi thường đất ở thì nhà nước bồi thường bằng tiền.

Như vậy, trường hợp bị thu hồi hết đất ở nhưng chưa làm nhà ở và không còn đất ở, nhà ở nào khác tại địa bàn cấp xã nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở theo quy định. Hay nói cách khác, không có hộ khẩu vẫn được bố trí bồi thường đất tái định cư khi cá nhân, hộ gia đình đó đủ điều kiện quy định tại Điều 75, Điều 79 Luật Đất đai 2013.

Tổ chức nào làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 68 Luật Đất đai 2013 như sau:

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; quản lý đất đã thu hồi

1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Theo đó, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Các quy định hiện hành tại Luật Đất đai 2013 và Nghị định 47/2014/NĐ-CP không ghi nhận về nội dung đối với từng dự án thì sẽ phải thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư riêng.

Qua tìm hiểu, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn.

Do đó, nếu huyện Chị thành lập 01 Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là phù hợp với quy định hiện hành.

Hội đồng này là tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định tại Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn. Trường hợp tại địa bàn nào thuộc quản lý có dự án cần thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì Hội đồng này sẽ thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật sư

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Năm 2023 đền bù tái định cư có căn sổ hộ khẩu không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn về mức bồi thường khi thu hồi đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp:

Chính sách hỗ trợ người dân bị thu hồi đất ngoài việc cấp đất tái định cư là gì?

Theo quy định tại khoản 2 điều 83 Luật đất đai 2013 quy định về các khoản hỗ trợ người dân khi thu hồi đất bao gồm:
– Hỗ trợ ổn định cho đời sống và sản xuất.
– Hỗ trợ cho việc đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm trong trường hợp có thu hồi đất nông nghiệp; của cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở có kết hợp với kinh doanh dịch vụ cá nhân; hộ gia đình mà phải di chuyển chỗ ở.
– Các khoản hỗ trợ khác.

Nhà nước lập và thực hiện dự án tái định cư như thế nào?

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất.
– Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ; bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.
– Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở; hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.

Xác định đất thuộc khu quy hoạch tái định cư bằng cách nào?

Cách 1: Dựa vào thông tin trên sổ đỏ
Cách 2: Đến UBND xã, phường, thị trấn
Cách 3: Đến Văn phòng đăng ký đất đai
Cách 4: Tra cứu trực tuyến

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm