Đi xe quá tốc độ gây tai nạn trách nhiệm thuộc về ai?

bởi PhuongMai
Đi xe quá tốc độ gây tai nạn ai là người chịu trách nhiệm?

Tai nạn giao thông có lẽ đã và sẽ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Khi mà mật độ phương tiện giao thông ngày càng lớn; diện tích hẹp đi; chưa kể những tác động bên ngoài. Tai nạn giao thông có thể có các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Thậm chí gây chết người và thiệt hại về tài sản của người khác. Việc xác định lỗi từ phía nào trong tai nạn giao thông cũng rất khó. Nhiều trường hợp, lỗi hỗn hợp là lỗi được xác định do cả hai bên đều có lỗi. Vậy hành vi đi xe quá tốc độ gây tai nạn trách nhiệm thuộc về ai? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Mới đây, cộng đồng mạng xôn xao về cái chết thương tâm của một youtuber cùng hai người khác. Bên cạnh 03 người chết, có 02 người khác cùng xe đang bị thương nặng. Nguyên nhân vụ việc được xác định là do nhóm thanh niên điều khiển xe ô tô với vận tốc lên đến 100 – 120 km/h. Đây là tốc độ vượt mức cho phép với đoạn đường thôn, xóm nơi xảy ra tai nạn thảm khốc. Do tốc độ quá cao, không làm chủ được tay lái nên ô tô này đã va chạm với một chiếc xe ô tô tải khá. Chiếc ô tô bị lật úp bên đường. Rất may, không có người đi đường nào bị thương hay thiệt mạng trong vụ việc trên.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Thế nào là hành vi đi xe quá tốc độ?

Hành vi đi xe quá tốc độ là hành vi điều khiển xe vượt quá tốc độ cho phép theo quy định của pháp luật.

Để xác định có điều khiển xe quá tốc độ hay không cần phải căn cứ vào 02 yếu tố: phương tiện tham gia giao thông và đoạn đường giao thông.

Đi xe như thế nào được coi là vi phạm pháp luật?

Theo đó, việc chạy xe quá tốc độ thường được xác định dựa trên biển hạn chế tốc độ tại các đoạn đường. Tuy nhiên, trong các khu dân cư đông đúc; tốc độ trung bình của tất cả các loại xe không được vượt quá 50 km/h. Còn trên đường cao tốc, tốc độ cho xe máy, xe gắn máy thường là 50 – 70 km/h; tốc độ dành cho xe ô tô và các loại xe có tải trọng lớn là 70 – 90 km/h.

Từ đó suy ra, nếu chạy quá tốc độ này; thì đó được coi là đi xe quá tốc độ cho phép và vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.

Mức phạt đối với hành vi đi xe quá tốc độ

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP; các mức phạt đối với hành vi đi xe quá tốc độ căn cứ vào số tốc độ vượt quá tốc độ cho phép. Cụ thể:

Lỗi quá tốc độXe máy, mô tô, xe gắn máy (xe máy điện)Ô tô, xe khách, xe tải
05 km/h đến dưới 10 km/h200.000 đồng đến 300.000 đồng800.000 đồng đến 1.000.000 đồng
10 km/h đến 20 km/h3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Trên 20 km/h đến 35 km/h 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Trên 35 km/h10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

Các trường hợp lỗi xảy ra khi đi xe quá tốc độ gây tai nạn

Căn cứ vào thực tế, các lỗi xảy ra khi đi xe quá tốc độ gây tai nạn thường xảy ra 02 trường hợp:

Lỗi hỗn hợp, cả hai bên cùng có lỗi. Theo đó, lỗi này được xác định thuộc về cả hai bên. Bên lái xe quá tốc độ có lỗi là đã điều khiển xe quá tốc độ. Bên còn lại được xác định là có lỗi khi có thể ngăn chặn hậu quả thiệt hại xảy ra. Ví dụ như trước thời điểm xảy ra tai nạn, qua thực nghiệm biết được; thời gian tài xế có thể nhận biết vật cản đến thời điểm tai nạn xảy ra là đủ để tài xế có thể bẻ lái,…; thì trường hợp này, tài xế vẫn được xác định là có lỗi. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp này sẽ tính theo mức độ thiệt hại. Bên nào thiệt hại nhiều hơn sẽ nhận được bồi thường của bên thiệt hại ít hơn.

Trường hợp thứ 2 là lỗi hoàn toàn nằm ở bên điều khiển xe quá tốc độ.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp chạy xe quá tốc độ gây tai nạn

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường được xác định dựa trên 02 yếu tố: lỗi và thiệt hại thực tế.

Theo đó, thông thường, khi xác định chủ thể bồi thường thiệt hại; mọi người thường xác định là lỗi thuộc về bên nào và bên có lỗi sẽ là bên chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015; bên không có lỗi cũng có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; nếu hai bên cùng có lỗi thì bên thiệt hại nhiều hơn sẽ không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Giải quyết tình huống

Áp vào tình huống trên, có thể thấy trong trường hợp này, lỗi hoàn toàn thuộc về người điều khiển xe quá tốc độ gây tai nạn. Bởi đoạn đường xảy ra tai nạn được xếp vào khu dân cư; tốc độ điều khiển mọi loại phương tiện đều không được quá 50 km/h. Việc điều khiển xe ô tô với tốc độ 100- 120 km/h hoàn toàn sai trong tình huống này.

Nhìn từ nhiều clip cũng có thể thấy, chiếc xe bị tai nạn phóng với tốc độ quá cao; mắt thường không thể bắt kịp được tốc độ đó. Từ đó cho thấy, lỗi hoàn toàn thuộc về chiếc xe bị tai nạn.

Từ đó cho thấy, thiệt hại về chiếc xe ô tô sẽ không do tài xế xe tải chịu. Tuy nhiên, tài xế xe tải khả năng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với 03 người chết (cụ thể là mai táng phí cho 03 người); tiền viện phí cho 02 người bị thương.

Tuy nhiên, quan điểm này mới chỉ là quan điểm chủ quan từ một phía. Cần phải có thêm điều tra và kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Đi xe quá tốc độ gây tai nạn trách nhiệm thuộc về ai?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nếu người điều khiển xe quá tốc độ gây tai nạn cho người đi bộ; ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm bồi thường?

Theo đó, xét theo nguyên tắc thiệt hại bên nào lớn hơn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên còn lại và yếu tố lỗi; trường hợp này người điều khiển xe quá tốc độ sẽ là bên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Nếu người điều khiển xe quá tốc độ gây tai nạn cho người khác; phải bồi thường thiệt hại; nhưng người trực tiếp gây tai nạn chết thì ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?

Nếu người trực tiếp gây ra tai nạn chết thì người chịu trách nhiệm quản lý tài sản của người đó sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trên phần tài sản của người điều khiển quá tốc độ gây tai nạn để lại.

Nếu người điều khiển xe quá tốc độ gây tai nạn là người chưa thành niên; trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được xác định như thế nào?

Theo đó, nếu người điều khiển xe quá tốc độ gây tai nạn; trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được xác định theo độ tuổi của người đó.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm