Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội

bởi GiangNa
Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là một trong những loại bảo hiểm vô cùng cần thiết trong xã hội hiện nay; bên cạnh vấn đề trích lục giấy khai sinh hay xác nhận tình trạng độc thân,… . Bởi đây được xem là sự đảm bảo thay thế; được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất; hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,… Dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật. Do đó, một loại bảo hiểm mang tính cứu cánh khi rủi ro xảy ra. Vậy, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu chi tiết.

Cơ sở pháp lý

Luật bảo hiểm xã hội 2014

Nghị định 58/2020/NĐ-CP

Nghị định 146/2018/NĐ-CP;

Nghị định 143/2018/NĐ-CP;

Quyết định 595/QĐ-BHXH.

Nội dung tư vấn

Bảo hiểm xã hội là ?

Bảo hiểm xã hội là ?

Căn cứ tại Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì bảo hiểm xã hội (BHXH) được hiểu như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

Ngoài ra, bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Như vậy, ta hiểu đơn giản bảo hiểm xã hội là một sự bảo đảm, phòng ngừa rủi ro trong cuộc sống. Sẽ có những người bắt buộc phải tham gia hình thức này; để tránh tạo thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Đồng thời nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ; góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi nước.

Ai bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội?

Theo Điều 2 luật Bảo hiểm xã hội thì những đối tượng sau bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội:

1. Người lao động của các loại hợp đồng:
– Hợp đồng không xác định thời hạn
– Hợp đồng xác định thời hạn
– Hợp đồng theo mùa vụ; hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng; bao gồm cả cả hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi
– Người làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
2. Cán bộ, công chức, viên chức;
3. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
4. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
5. Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
6. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
7. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
8. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
9. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề

Như vậy, việc đăng ký bảo hiểm là bắt buộc đối với những đối trượng trên. Đây vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của họ. Họ được hưởng chính sách bảo hiểm để đảm bảo cuộc sống khi gặp khó khăn. Đồng thời, việc họ tham gia bảo hiểm giúp giảm bớt gánh nặng cho xã hội.

Tại sao phải đăng ký bảo hiểm xã hội?

  • Bảo hiểm xã hội sẽ bảo đảm thay thế; hoặc bù đắp sự thiếu hụt về thu nhập của người lao động; và gia đình họ khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống khi tai nạn, ốm đau,
  • Bảo hiểm xã hội sẽ phân phối lại thu nhập. Chức năng này thể hiện ở việc người lao động san sẻ thu nhập theo thời gian. Cụ thể họ sẽ rút phần thu nhập từng tháng cả mình để dành cho những phần trợ cấp khi gặp rủi ro.
  • Đăng ký bảo hiểm xã hội sẽ góp phần tạo sự tương trợ, chia sẻ giữa các nhóm người. Mỗi người lao động chỉ phải đóng một phần tiền nhỏ theo thu nhập; nhưng với số lượng người lao động lớn sẽ tạo thành một quỹ bảo hiểm khổng lồ; giúp đỡ cho những người lao động gặp rủi ro.
  • Quan trọng hơn, bảo hiểm xã hội mang tính chất kinh tế – xã hội, giúp cho mối quan hệ lao động ổn định, doanh nghiệp phát triển, kinh tế hưng thịnh.

Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội

Trình tự đăng ký bảo hiểm xã hội

Trình tự đăng ký mạng xã hội được thực hiện như sau:

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội cho tổ chức bảo hiểm xã hội.

– Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày; kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do với

– Cơ quan thanh tra, kiểm tra.

– Bộ lao động và thương binh xã hội.

– Uỷ ban nhân dân tại các tỉnh, thành phố.

Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội

  • Đăng ký tham gia BHXH
  • Đăng ký tham gia bảo hiểm y tế
  • Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội
  • Bộ hồ sơ của nhân viên tham gia bảo hiểm xã hội
  • Danh sách người lao động đề nghị cấp sổ BHXH
  • Đơn xin cấp phôi sổ BHXH.
  • Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của từng nhân viên
  • Biên bản bàn giao sổ bảo hiểm xã hội

Các chế độ đăng ký bảo hiểm xã hội tại Việt Nam

  1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
  2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ: hưu trí; tử tuất.
  3. Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ: trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ tìm việc làm (Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có sự phân biệt rõ ràng giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện.

Tại sao nên lựa chọn dịch vụ của Luật Sư X.

Dịch vụ xin giấy phép mạng xã hội chuyên nghiệp uy tín:

Đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp, hỗ trợ khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty hợp danh, khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện.

Thời gian cấp giấy phép mạng xã hội:

Với phương châm “Đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“, chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí xin giấy phép mạng xã hội:

Chi phí dịch vụ của Luật sư X có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.

Bảo mật thông tin khách hàng:

Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ thay đổi vốn điều lệ của công ty.

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Thế nào là bệnh nghề nghiệp?

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
Ví dụ: Trong ngành y tế, những bác sĩ, y tá chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh HIV/AIDS bị phơi nhiễm, bệnh nhân bị bệnh lao, bệnh viêm gan, khả năng lây bệnh khá cao khi phải tiếp xúc với bệnh nhân.

Trợ cấp thất nghiệp được hiểu như thế nào?

Trợ cấp thất nghiệp hiểu đơn giản là một khoản tiền “cứu cánh” khi bạn không có việc làm. Khoản tiền này sẽ giúp bạn trang trải cuộc sống trong thời gian tìm kiếm công việc mới.
Tất nhiên, khoản tiền này không phải từ trên trời rơi xuống; mà chỉ dành cho những người đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước đó

Quyền của người tham gia đăng ký bảo hiểm xã hội là gì?

Theo quy định tại Điều 15 Luật Bảo hiểm xã hội, quy định các quyền sau:
+ Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;
+ Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc;
+ Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời;
+ Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp;
+ Uỷ quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội ;
+ Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm