Việc sống thử mang đến những hệ lụy không mong muốn cho những cặp đôi đã đang và sẽ sống chung cùng nhau như vợ chồng khi họ không đăng ký kết hôn. Và việc giành quyền nuôi con khi cả hai không có ý định đăng ký kết hôn là một trong số những vấn đề rắc rối mà họ gặp phải. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Cách xác định con chung theo quy định pháp luật
Căn cứ theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về xác định cha, mẹ thì một người được xác định là con chung khi:
“Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”
Điều kiện tòa án có thể xem xét khi quyết định trao quyền nuôi con
- Điều kiện về vật chất như: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…
- Điều kiện về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ; giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định:
“Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.”
Vì vậy, việc kết hôn chỉ có giá trị pháp lý nếu được đăng ký theo quy định pháp luật. Việc hai người khác giới chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không được Nhà nước thừa nhận nên việc giải quyết hậu quả về tài sản và quyền nuôi con khi nam nữ sống chung được quy định tại Điều 14 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 như sau:
“Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”
Dù không phải là vợ chồng nhưng “quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con” theo quy định của Điều 15 của Bộ luật này.
“Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”
Và cũng căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Thủ tục giành quyền nuôi con theo quy định của pháp luật
Nguyên tắc về tranh giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn
Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã quy định rất rõ về giải quyết hậu quả của việc nam nũ chung sống với nhau như vợ chồng. Có thể thấy, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập.
Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không còn chung sống với nhau nữa. Khi trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa trên điều luật và căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng.
Phạt vi phạm khi vi phạm quy định về quyền nuôi con
Đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom chăm sóc giữa cha, mẹ và con.
Trường hợp này, bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng – 300 nghìn đồng. Theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP đã quy định như sau:
“Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”
Đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn.
Căn cứ theo Điều 54 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 54. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.
2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.”
Từ căn cứ trên, bên vi phạm bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 nghìn đồng.
Trường hợp bên phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhưng không thực hiện nghĩa vụ mặc dù có đủ điều kiện; đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Trường hợp này, có thể bị phạt tối đa 5 năm tù giam theo quy định tại Điều 380 Bộ Luật Hình Sự 2015.
“Điều 380. Tội không chấp hành án
1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Tẩu tán tài sản.
3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Việc trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng khiến người con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe.
Theo quy định tại Điều 186 Bộ Luật Hình Sự 2015 ; đối tượng trên có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
“Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Nhưng sẽ có hai trường hợp đặc biệt sau, Tòa án sẽ:
- Xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên
- Mẹ trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tuổi. Nhưng khi người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa có thể xem xét giao con cho cha của đưa trẻ hoặc người khác đáp ứng đủ điều kiện đề ra.
Dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn của Luật sư X
Ưu điểm từ dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn của Luật sư X mang lại cho khách hàng
1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Tại sao nên chọn dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn của Luật sư X
Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ đăng ký ly hôn. Luật sư X sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.
Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư Bắc Ninh có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mức giá chúng tôi đưa ra đảm bảo khiến khách hàng hài lòng
Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quyền nuôi con trên 9 tuổi sau khi ly hôn như thế nào?
- Hướng dẫn cách viết đơn ly hôn thuận tình bằng tay năm 2022
- Thỏa thuận nuôi con sau ly hôn được quy định ra sao?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là xác nhận tình trạng độc thân, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, kết hôn với người Nhật Bản, giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể được thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nêu trên.
Người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi người đó phải có thu nhập thường xuyên hoặc nếu không có thu nhập thường xuyên phải còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó. Nhu cầu cần thiết của người được cấp dưỡng được xác định dựa trên căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú. Những chi phí đó gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh hay các chi phí thông thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng.
Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do hai bên cha mẹ đã thỏa thuận từ trước. Nếu trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý dựa vào khả năng của mỗi bên mà.
Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng, Tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng. Thông thường thực tế, mức cấp dưỡng sẽ nằm trong khoảng từ 15% -30% mức thu nhập của người cấp dưỡng. Chính vì vậy, mức cấp dưỡng sẽ không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng. Nhưng, trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con Tòa án phán quyết thường vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị Tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.
Quyền được trực tiếp nuôi con không phải lúc nào cũng cố định. Có thể được thay đổi người nuôi con sau khi Tòa án đã có quyết định trong các trường hợp:
Khi cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con
Nếu con trên 07 tuổi thì khi đổi người nuôi con phải hỏi ý kiến của con
Cha hoặc mẹ có quyền yêu cầu nếu thấy người còn lại không còn đủ khả năng; điều kiện để chăm sóc và mang đến cho con lợi ích tốt nhất nữa
Trường hợp cả cha mẹ đều không có đủ điều kiện để nuôi dạy con . Tòa sẽ quyết định trao quyền nuôi con cho người giám hộ.