Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh

bởi Quỳnh
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh

Bạn muốn tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh cá thể để củng cố lại công việc kinh doanh của mình, hoặc bạn có ý định muốn sang, nhượng cửa hàng, xa hơn nữa bạn muốn ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, bạn chưa nắm rõ trình tự thủ tục thực hiện như thế nào? Để giúp bạn thực hiện nhanh chóng hơn, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí Luật sư X sẽ cung cấp cho bạn các thông tin để thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh một cách tối ưu nhất.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Trường hợp ủy quyền, phải có thêm: Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật; Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi tiếp nhận thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho hộ kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Mẫu Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh

Mẫu Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh được quy định tại Phụ lục III-4 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.

Không thông báo tạm ngừng kinh doanh bị xử phạt như thế nào?

Hộ kinh doanh vi phạm quy định về thông báo tạm ngừng kinh doanh thì có thể bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng; và có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Căn cứ Điều 42 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định:

– Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký.

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng; kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

+ Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

Mặt khác, hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:

– Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng; kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

– Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký.

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh

Luật sư X chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn tạm ngừng hộ kinh doanh cá thể, chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, giải thể doanh nghiệp và thực hiện thủ tục tạm ngừng, giải thể chi nhánh công ty của tất cả các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Đồng thời cũng cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói như thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và cả thành lập hộ kinh doanh cá thể.
Trong trường hợp khách hàng muốn tạm ngừng hoạt động của hộ kinh doanh mà chưa biết hồ sơ, thủ tục thực hiện như thế nào? Và thắc mắc chưa biết thành lập hộ kinh doanh cá thể ở đâu? Hãy liên hệ với Luật sư X qua số điện thoại: 0833102102, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể cho quý khách hàng, cam kết mang lại dịch vụ tốt và chất lượng nhất.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các giấy tờ gì?

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
“1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.”

Nguyên tắc áp dụng trong đăng ký hộ kinh doanh là gì?

Điều 84 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
“1. Hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân trong hộ kinh doanh với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác.
4. Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm