Dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

bởi NgoLinh
Dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm, tìm hiểu. Do đó, trong nội dung bài viết này, phòng Tư vấn pháp Luật doanh nghiệp của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định mới nhất của pháp luật về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là ai?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

Điều 12. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

1, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Nếu điều lệ chưa phân chia rõ quyền, nghĩa vụ của từng người thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba. Tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thủ tục thay đổi thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật

Do đặc điểm hoạt động, cơ cấu tổ chức của mỗi loại hình doanh nghiệp là khác nhau, nên hồ sơ thay đổi người đại diện của mỗi loại doanh nghiệp cũng có những khác biệt nhất định. Cụ thể như sau:

  • Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

+ Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;

+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện mới;

+ Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

  • Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Căn cứ Điều 55 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

+ Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;

+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện mới;

+ Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc thay đổi người đại diện.

  • Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện của công ty cổ phần

Căn cứ Điều 55 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

+ Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;

+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện mới;

+ Nghị quyết và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi người đại diện trong trường hợp việc thay đổi người đại diện làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty; Hoặc nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện không làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty.

  • Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện của công ty hợp danh

Căn cứ khoản 1 Điều 49 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

+ Danh sách thành viên công ty hợp danh, trong đó không bao gồm nội dung kê khai về thành viên góp vốn;

+ Bản sao giấy tờ pháp lý (thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực) của thành viên hợp danh.

  • Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện của doanh nghiệp tư nhân

Tại khoản 3 Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020, quy định chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật. Nên thay đổi người đại diện của doanh nghiệp tư nhân xảy ra khi: chủ doanh nghiệp tư nhân chuyển nhượng, tặng cho tổ chức, cá nhân khác; hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân chết.

Như vậy, hồ sơ thay đổi người đại diện của doanh nghiệp tư nhân gồm:

+ Thông báo thay đổi người đại diện doanh nghiệp tư nhân;
+ Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân như: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực của người mua, người được tặng cho doanh nghiệp tư nhân, hoặc người thừa kế doanh nghiệp tư nhân.
+ Hợp đồng mua bán, hợp đồng tặng cho doanh nghiệp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng đối với trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp tư nhân; Hoặc bản sao hợp lệ văn bản xác nhận quyền thừa kế trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết.

Quy trình thực hiện thay đổi người đại diện theo pháp luật

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tùy thuộc từng loại hình doanh nghiệp, người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện thay đổi đăng ký người đại diện theo pháp luật sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ như đã nêu ở trên.

Cụ thể, người có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi người đại diện là: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thì người được Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền có trách nhiệm thực hiện đăng ký.

Bước 2: Nộp hồ sơ và lệ phí

Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Tiếp đó, phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho doanh nghiệp. Cụ thể, để hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu ở trên; và đáp ứng đủ các điều kiện sau: Doanh nghiệp đã đăng ký thông tin số điện thoại liên lạc; Ngành nghề kinh doanh đã đăng ký theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam; Có đầy đủ thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trên Hệ thống thông tin doanh nghiệp quốc gia; Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ; Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Nhận kết quả

Doanh nghiệp căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận để nhận kết quả. Doanh nghiệp có thể nhận kết quả giải quyết trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh đã nộp hồ sơ hoặc đăng ký nhận kết quả qua Bưu điện.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Thời gian giải quyết thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Dịch vụ của thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

  • Dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp bao gồm:

+ Tư vấn thủ tục và quy trình thực hiện thay đổi người đại diện theo pháp luật;

+ Hỗ trợ thu thập, kê khai những văn bản cần thiết;

+ Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ giấy tờ hợp lệ;

+ Đại diện thay mặt thực hiện thủ tục với cơ quan hành chính nhà nước;

+ Bàn giao sau khi có kết quả hợp lệ.

+ Dịch vụ chính xác, nhanh gọn:

  • Những ưu điểm nổi bật khi lựa chọn dịch vụ của Luật sư X

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn với nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm nhiệt, chúng tôi rất hân hạnh hỗ trợ các thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Chúng tôi cam kết rằng dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật được thực hiện chính xác, nhanh gọn; thực hiện đúng thời hạn cam kết, quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Hơn nữa, mọi thông tin về doanh nghiệp, thông tin cá nhân của khách hàng sẽ được Luật Sư X bảo mật tuyệt đối.

Và đặc biệt, Luật sư X luôn đảm bảo chi phí hợp lý, có tính cạnh tranh cao, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian, tiền bạc. Chi phí dịch vụ cụ thể về thay đổi người đại diện theo pháp luật phụ thuộc vào đặc điểm, độ phức tạp, tính chất của từng vụ việc.

Video Luật sư X

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Mời bạn xem thêm: Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp

Câu hỏi thường gặp

Công ty cổ phần có tối đa bao nhiêu người đại diện theo pháp luật?

Hiện nay, pháp luật không quy định giới hạn số người đại diện tối đa của công ty cổ phần. Mà quy định Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Để trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì?

Điều kiện làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là:
+ Từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Không bị treo mã số thuế trên dữ liệu quản lý thuế và quản lý doanh nghiệp;
Ngoài ra, người đại diện không nhất thiết phải là người góp vốn. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.

Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gồm những gì?

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
+ Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
+ Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm