Chào Luật sư X, cha mẹ tôi mất do tai nạn giao thông và có để lại một căn nhà cho 2 anh em tôi, anh tôi năm nay 30 tuổi và tôi 24 tuổi. Nay anh tôi kết hôn nên muốn dùng căn nhà này và yêu cầu tôi dọn ra ngoài để gia đình anh tiện sinh hoạt, tất nhiên tôi không đồng ý vì dù sao cha mẹ mất cũng để lại cho cả hai chứ không riêng vì anh. Cũng vì điều này chúng tôi đã có nhưng cuộc tranh chấp lớn. Vậy hiện nay ai có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở? Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở năm 2022 như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Khái quát về quy định sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Căn cứ theo Khoản 12 Điều 3 Luật nhà ở 2014 quy định; Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức; hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức đầu tư xây dựng; mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; và các hình thức khác theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan.
Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật nhà ở; các đối tượng sau được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài gồm:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh; văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài; và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (tổ chức nước ngoài);
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở
Thẩm quyền về loại việc
Khi xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về nhà ở, Thẩm phán cần lưu ý:
- Phải xác định được tranh chấp là tranh chấp nhà ở hay tranh chấp đất đai thì mới xác định được thẩm quyền theo quy định pháp luật về nhà ở hay pháp luật về đất đai.
- Đối với tranh chấp nhà ở từ các giao dịch dân sự thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp là của Tòa án, đất khuôn viên theo nhà cũng là một bộ phận của nhà nên cũng áp dụng pháp luật về nhà.
- Nếu chỉ là tranh chấp đất đai thì dù trên đất có nhà ở cũng áp dụng theo pháp luật về đất đai để xác định thẩm quyền.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về nhà ở của Tòa án được xác định như sau:
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở (khoản 2 Điều 26 BLTTDS năm 2015).
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giao dịch có đối tượng là nhà ở (khoản 3 Điều 26 BLTTDS năm 2015.
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản là nhà ở (khoản 5 Điều 26 BLTTDS năm 2015).
Xác định thẩm quyền theo cấp Tòa án
áp dụng điều 35, điều 37 BLTTDS năm 2015 để xác định thẩm quyền theo cấp Tòa án:
- TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về nhà ở nếu tranh chấp đó không có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về nhà ở mà tranh chấp đó có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; giải quyết tranh chấp về nhà ở thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện nhưng TAND cấp tỉnh lấy lên giải quyết.
Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ
Ấp dụng điều 39, 40 BLTTDS năm 2015 để xác định như sau:
- Đối với tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở, thì tòa án nơi có nhà ở là Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Trường hợp đối tượng tranh chấp là nhiêu nhà ở thuộc nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi có một trong các nhà ở giải quyết. Trường hợp đối tượng tranh chấp có cả nhà ở và các bất động sản khác thì nguyên đơn có quyền yêu cầu tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
- Đối với tranh chấp về các giao dịch về nhà ở và thừa kế tài sản là nhà ở, thì xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định chung (Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết hoặc theo sự thỏa thuận của đương sự, sự lựa chọn nguyên đơn).
Giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở năm 2022
Thứ nhất tiến hành hòa giải
Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp về nhà ở thông qua hòa giải. Theo đó, việc hòa giải đối với tranh chấp quyền sở hữu nhà ở và giao dịch về quyền sở hữu nhà ở là không bắt buộc.
Thứ hai giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền
Trường hợp các bên trực tiếp yêu cầu giải quyết tranh chấp thì:
- Tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của tổ chức; cá nhân, tranh chấp liên quan đến hợp đồng về nhà ở, hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Tranh chấp về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết đối với nhà ở được giao cho địa phương quản lý, Bộ Xây dựng giải quyết đối với nhà ở được giao cho cơ quan trung ương quản lý; trường hợp không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Xây dựng thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- Tranh chấp về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó giải quyết; trường hợp không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Giải quyết tranh chấp tại tòa
Đối với tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, tranh chấp liên quan đến hợp đồng về nhà ở, hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư thì giải quyết tranh chấp theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
- Tại khoản 2, khoản 3 Điều 26, Điểm a Khoản 1 Điều 35, Điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015), thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có nhà đất tranh chấp. Ngoài ra trong trường hợp khởi kiện có yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì theo quy định tại Khoản 4 Điều 34 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà đất tranh chấp.
- Khi nộp Đơn khởi kiện về tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, người yêu cầu cần đính kèm những tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Ngoài ra, người yêu cầu cần lưu ý đến vấn đề nộp tiền Tạm ứng án phí để đáp ứng điều kiện Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án, tránh trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 146, Điều 192 BLTTDS 2015.
- Sau đó, Tòa án sẽ tiến hành giai đoạn chuẩn bị xét xử như: mở phiên hòa giải, phiên họp, kiểm tra, giao nộp và tiếp cận công khai chứng cứ, … Trường hợp không hòa giải được thì tiến hành xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Tiếp theo là phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở năm 2022
Nếu bạn gặp khó khăn trong vấn đề thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Hãy sử dụng Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở của Luật sư X. Luật sư X chuyên tư vấn, soạn thảo hợp đồng; và tiến hành hỗ trợ các thủ tục liên quan đến giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật một cách nhanh nhất và chính xác nhất.
Khi sử dụng Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở của Luật sư X. Chúng tôi sẽ thực hiện:
- Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở
- Tư vấn nội dung thủ tục để giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở
- Rà soát, đại diện khách hàng thực hiện giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở
- Tư vấn, tham gia giải quyết tranh chấp phát sinh từ quyền sở hữu nhà ở
Tại sao nên sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X
Đến dịch vụ của Luật sư X bạn sẽ được phục vụ những tiện ích như:
Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở là thủ tục khá phức tạp. Nếu không hiểu rõ sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Chính vì vậy mà khi sử dụng dịch vụ của Luật sư X; quý khách hàng sẽ được tư vấn tận tình; tránh được nhiều rủi ro pháp lý.
Đúng thời hạn: Với phương châm “Đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chũng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư X có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Với giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định có làm căn cước công dân online được không năm 2022
- Đi làm căn cước công dân cần những gì theo quy định mới 2022
- Đi làm căn cước công dân ở đâu theo quy định năm 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở năm 2022” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Đăng ký bản quyền… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo điều 203 BLTTDS 2015 Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án; trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng; trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
Như vậy; thời hạn giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà có thể là 4 tháng nhưng có thể căn cứ theo từng vụ việc và tính chất phức tạp của nó mà có thể kéo dài hơn.
Căn cứ điều 7 luật nhà ở 2014 quy định về các đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam. Theo đó; người nước ngoài là một trong những đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Để được sở hữu nhà tại Việt Nam người nước ngoài cần có giấy tờ chứng minh là đối tượng được sở hữu nhà ở.
– Có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất; nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi; miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi; miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao; cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
– Có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Án phí tại tòa: Nếu trong trường hợp 2 bên không yêu cầu tòa án xem xét về giá trị của mảnh đất cụ thể là mảnh đất có giá trị bao nhiêu tiền mà chỉ yêu cầu tòa án xem xét quyền sở hữu mảnh đất đó thuộc về ai thì án phí như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch là 300.000 đồng.
Phí sử dụng dịch vụ luật sư nếu bạn sử dụng dịch vụ Luật sư. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng dịch vụ luật sư để hỗ trợ bạn giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng và thuận tiện. Bởi chỉ cần bỏ thêm một khoản tiền hợp lý; Luật sư sẽ thay bạn thực hiện các thủ tục cần thiết.