Nhu cầu được chăm sóc sức khỏe y tế là nhu cầu cơ bản và gần như không thể thiếu trong cuộc sống. Do đó, ngày càng nhiều các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được thành lập nhằm tổ chức các hoạt động thăm khám, điều trị bệnh,… cho người dân. Vì hoạt động này liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên đòi hỏi cơ sở y tế phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định. Vậy cụ thể, Điều kiện cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh hiện nay được quy định như thế nào? Mẫu đơn đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh là mẫu nào? Thủ tục cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh được thực hiện ra sao? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023
Giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh là loại giấy tờ gì?
Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho cơ sở có đủ điều kiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này (sau đây gọi là giấy phép hoạt động).
Điều kiện cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh
Tại khoản 2 Điều 52 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về điều kiện cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh như sau:
Cấp mới giấy phép hoạt động
- Điều kiện cấp mới giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ cấu tổ chức phù hợp với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Có địa điểm hoạt động;
d) Có cơ sở vật chất phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó hạ tầng công nghệ thông tin phải bảo đảm kết nối với Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Luật này;
đ) Có đủ thiết bị y tế, phương tiện phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
e) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có người chịu trách nhiệm chuyên môn và mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có một người chịu trách nhiệm chuyên môn.
Hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh
Điều 51 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về Hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh như sau:
Điều 48. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Bệnh viện;
b) Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Nhà hộ sinh;
d) Phòng khám;
đ) Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
e) Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng;
g) Trạm y tế;
h) Cơ sở cấp cứu ngoại viện;
i) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;
k) Hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
- Trường hợp cơ sở giám định y khoa, cơ sở giám định pháp y, cơ sở pháp y tâm thần, trung tâm y tế, viện có giường bệnh, y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cơ sở có tên gọi khác mà thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì việc cấp giấy phép hoạt động phải thực hiện theo một trong các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Thẩm quyền cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh
Điều 51 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về thẩm quyền cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh như sau:
Điều 51. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; đình chỉ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên phạm vi toàn quốc.
- Bộ Quốc phòng cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
- Bộ Công an cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
- Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động trên địa bàn quản lý.
Thủ tục cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh
Điều 52 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về Thủ tục cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh như sau:
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh chữa bệnh đáp ứng điều kiện được cấp mới giấy phép hoạt động.
Trình tự thủ tục
Tại khoản 4 Điều 52 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về thủ tục cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp mới cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm thẩm định. Thời hạn thẩm định không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Kết quả thẩm định phải được thể hiện bằng biên bản thẩm định.
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cấp mới giấy phép hoạt động; trường hợp cơ sở phải thực hiện các nội dung sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu nêu tại biên bản thẩm định thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cấp mới giấy phép hoạt động.
Mẫu đơn đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh
Bạn có thể tham khảo và tải về Mẫu đơn đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh tại đây:
Lệ phí cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh là bao nhiêu?
Lệ phí cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh gồm những khoản sau đây:
STT | Tên phí, lệ phí | Đơn vị tính | Mức thu (1.000 đồng) |
Phí thẩm định hoạt động, tiêu chuẩn, Điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực y tế | |||
1 | Thẩm định cấp, cấp lại giấy phép hoạt động do bị thu hồi quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật khám bệnh, chữa bệnh; khi thay đổi hình thức tổ chức, chia tách, hợp nhất, sáp nhập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cấp giấy phép hoạt động khi thay đổi địa điểm với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cấp giấy phép hoạt động khi thay đổi quy mô khoa phòng, giường bệnh, cơ cấu tổ chức: | Lần | |
Bệnh viện | 10.500 | ||
Phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, bệnh xá thuộc lực lượng Công an nhân dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình (hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình) | 5.700 | ||
Phòng khám chuyên khoa.Phòng khám, tư vấn và Điều trị dự phòng.Phòng khám, Điều trị bệnh nghề nghiệp.Phòng chẩn đoán hình ảnh, phòng X quang.Phòng xét nghiệm.Cơ sở dịch vụ y tế.Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác. | 4.300 | ||
Phòng chẩn trị y học cổ truyền.Trạm y tế cấp xã, trạm xá và tương đương. | 3.100 |
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Điều kiện cấp mới giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Thủ tục đăng ký thương hiệu cá nhân, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Cá nhân được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực;
b) Đã đăng ký hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này;
c) Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 21 của Luật này;
d) Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
Nội dung của giấy phép hoạt động bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
a) Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Hình thức tổ chức;
c) Địa chỉ hoạt động;
d) Phạm vi hoạt động chuyên môn;
đ) Thời gian làm việc hằng ngày.
Giấy phép hoạt động bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động không đúng quy định;
b) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
c) Giấy phép hoạt động được cấp không đúng thẩm quyền;
d) Giấy phép hoạt động có sai sót thông tin;
đ) Cấp sai hình thức tổ chức, phạm vi hoạt động chuyên môn;
e) Sau 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không hoạt động;
g) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạm dừng hoạt động từ 24 tháng liên tục trở lên hoặc chấm dứt hoạt động;
h) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ toàn bộ hoạt động khi hết thời hạn đình chỉ mà không hoàn thành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ;
i) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảm duy trì đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 hoặc khoản 2 Điều 52 của Luật này;
k) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động.