Điều kiện nào để được phạt vi phạm hợp đồng?

bởi TranThiNgocGiang

Trên thực tế, có nhiều cá nhân – Tổ chức chịu thiệt hại từ hành vi vi phạm hợp đồng nhưng không hiểu phạt vi phạm hợp đồng là gì? và Điều kiện gì để buộc bên gây thiệt hại phải bồi thường cho tổn thất đã gây ra?

Vậy, quy định của bộ luật dân sự năm 2015 về vấn đề điều này như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015

Khái niệm

Được quy định tại Điều 418 – Bộ luật dân sự 2015 “là sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”. Theo đó, trong hợp đồng dân sự được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng. Đồng thời, Bộ luật dân sự quy định như vậy đã tạo điều kiện cho các bên quyền lợi cao nhất là sự thỏa thuận; các bên có quyền thỏa thuận điều khoản phạt hoặc thỏa thuận điều khoản phạt không.

Điều kiện để bên bị vi phạm được phạt bên có hành vi vi phạm

Khác với trách nhiệm Bồi thường thiệt hại (có thiệt hại thực tế và bên bị vi phạm chứng minh được việc có thiệt hại thực tế xảy ra thì bên bị vi phạm được bồi thường thiệt hại). Với hình thức này, bên bị vi phạm chỉ được trả tiền khi trong hợp đồng có quy định điều khoản phạt vi phạm. Tức là, nếu trong hợp đồng không quy định điều khoản phạt vi phạm, một bên có hành vi vi phạm và bên còn lại chứng minh được trên thực tế có hành vi vi phạm xảy ra thì bên bị phạm không được trả tiền phạt do hành vi vi phạm gây ra.

Việc quy định điều khoản này là điều kiện quan trọng để biết bên bị vi phạm có được phạt vi phạm với bên có hành vi vi phạm hay không?

Trên thực tế khi giao kết hợp đồng, có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi một bên chứng minh được hành vi vi phạm và khởi kiện yêu cầu bên còn lại chịu phạt nhưng bên vi phạm từ chối trả tiền phạt do hai bên không có thỏa thuận trong hợp đồng.

Mức phạt

Trong Bộ luật dân sự 2015 chỉ quy định ” bên vi phạm phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”. Như vậy, các bên có quyền thỏa thuận về khoản tiền này hoặc cao hơn thiệt hại thực tế xảy ra hoặc thấp thiệt hại thực tế xảy ra, các bên cũng có thể thỏa thuận mức phạt theo phần trăm (%) giá trị hợp đồng.

Trường hợp đặc biệt

Nếu trong quá trình giao kết hợp đồng các bên không quy định điều khoản phạt nhưng khi có hành vi vi phạm xảy ra mà một bên (bên bị vi phạm) yêu cầu bên còn lại (bên vi phạm) trả một khoản tiền phạt, bên có hàn vi vi phạm đồng ý thì lúc này phạt vi phạm có hiệu lực dựa trên sự thỏa thuận của các bên.

Liên hệ Luật sư X

  • Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Điều kiện nào để được phạt vi phạm hợp đồng?” Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hỏi: Thế nào là phạt vi phạm hợp đồng?


Trả lời: Phạt vi phạm là: sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

Hỏi: Điều kiện để được phạt vi phạm là gì?

Trả lời: Điều kiện để bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền phạt vi phạm xảy ra 02 trường hợp:
– Trường hợp 01: Các bên phải quy định điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng
– Trường hợp 02: khi hành vi vi phạm xảy ra, một bên (bên bị vi phạm) yêu cầu bên còn lại (bên vi phạm) trả tiền phạt mà bên vi phạm đồng ý nộp phạt.

Hỏi: Mức phạt vi phạm trong hợp đồng dân sự là bao nhiêu?

Trả lời: Mức phạt do các bên tự thỏa thuận. Các bên có thể thống nhất mức phạt theo thiệt hại thực tế xảy ra hoặc theo giá trị phần trăm (%) hợp đồng.

Hỏi: khi nào thì áp dụng hợp đồng dân sự và khi nào thì áp dụng hợp đồng thương mại để phạt vi phạm hợp đồng?

Trả lời:


1.   Bản chất của hợp đồng là: sự thỏa thuận giữa các bên
Theo Điều 385 – Bộ luật dân sự2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”
2.   Hình thức của hợp đồng:
– Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện sự thỏa thuận của các bên. Hình thức của hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. 
3.   Hợp đồng dân sự:
·        Xác lập giữa các chủ thể bất kỳ.
·        Nhằm mục tiêu chủ yếu là sinh hoạt tiêu dùng
·        Chủ thể trong hợp đồng dân sự được hiểu là các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật dân sự quy định có năng lực hành vi dân sự thỏa thuận với nhau dưới hình thức hợp đồng dân sự về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
 
4.   Hợp đồng thương mại:
·        Xác lập giữa các Chủ thể: Ít nhất một bên là thương nhân
·        Nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận – sinh lợi
·        Chủ thể phải là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh. Một trong các bên chủ thể của hợp đồng thương mại phải là thương nhân, trong nhiều trường hợp quan hệ hợp đồng thương mại cả hai bên đều phải là thương nhân.
Theo quy định tại Điều 6 luật thương mại 2005: “thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh và có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm”
·        Mức phạt vi phạm: không quá 8% giá trị hợp đồng
Theo quy định tại 301 luật thương mại 2005: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm