Điều kiện để người nước ngoài thuê nhà để ở tại Việt Nam

bởi Luật Sư X
Điều kiện để người nước ngoài thuê nhà để ở tại Việt Nam

Việt Nam đang dần trở thành là một điểm đến lý tưởng cho nguồn vốn đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Cùng với sự gia tăng của nguồn vốn từ nước ngoài đó là nguồn nhân lực từ nước ngoài tới Việt Nam ngày càng nhiều. Từ đó phát sinh nhu cầu về nhà ở cho bộ phận những người lao động nước ngoài này. Tuy nhiên, do pháp luật Việt Nam có những quy định mang tính chất đặc thu riêng biệt trong lĩnh vực sở hữu và sử dụng bất động sản, nhà ở. Vì vậy, bài viết sau sẽ chỉ rõ những vấn đề về điều kiện khi cho người nước ngoài thuê nhà để ở tại Việt Nam.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

Lưu ý: Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ đề cập tới mối quan hệ thuê nhà để ở tại Việt Nam của người nước ngoài và chủ sở hữu nhà ở.

1. Điều kiện người nước ngoài được thuê nhà để ở tại Việt Nam

Vì bản chất của việc thuê nhà là một giao dịch dân sự, do đó, các bên tham gia vào mối quan hệ này phải đáp ứng được những điều kiện về năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao kết. Bên cạnh việc đáp ứng đủ những điều kiện về năng lực hành vi dân sự, thì người nước ngoài muốn thuê nhà để ở tại Việt Nam còn phải đáp ứng được những điều kiện mà pháp luật quy định. Cụ thể đó là những người nước ngoài muốn thuê nhà ở tại Việt Nam phải thỏa mãn điều kiện và thuộc những đối tượng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Căn cứ Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy định về những đối tượng được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

 

Có thể thấy rằng, pháp luật về nhà ở quy định phạm vi rất rộng cho những người được phép sở hữu nhà ở (đồng nghĩa với việc được thuê nhà để ở) tại Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh điều kiện về năng lực hành vi dân sự, điều kiện thứ 2 đó là người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam một cách hợp pháp thì sẽ có quyền được thuê nhà để ở.

 

2. Điều kiện đối với người cho thuê nhà

Những đối tượng sở hữu nhà ở đem đi cho thuê có thể là cá nhân hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Do đó, những chủ thể này sẽ phải đáp ứng được những điều kiện sau:

Đối với cá nhân là chủ sở hữu nhà ở thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự khi tham gia vào giao kết hợp đồng thuê nhà

Đối với tổ chức thì phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản (cụ thể là cho thuê nhà). Theo đó pháp luật về kinh doanh bất động sản quy định những doanh nghiệp lớn hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực cho thuê nhà ở với quy mô lớn sẽ phải có mức vốn pháp định không dưới 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, những doanh nghiệp cho thuê nhà với tần suất không thường xuyên và quy mô nhỏ thì sẽ không bắt buộc phải có mức vốn pháp định như trên, nhưng vẫn sẽ phải hoàn thành đầy đủ những nghĩa vụ về thuế và các khoản nghĩa vụ tài chính với nhà nước. Cụ thể Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản quy định như sau:

Điều 10. Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệm hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Một lưu ý đó là khi người nước ngoài thuê nhà ở tại Việt Nam, thì người nước ngoài và chủ nhà cho thuê phải thực hiện đầy đủ những thủ tục mà pháp luật quy định về tạm trú tạm vắng.

3. Đối với nhà ở cho thuê

Căn cứ theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 thì nhà ở cho thuê phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện

  • Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;
  • Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
  • Bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường. sau:

Như vậy, để hợp đồng cho thuê nhà được giao kết một cách hợp pháp, hai bên tham gia giao kết hợp đồng và nhà ở cho thuê phải đáp ứng những điều kiện nêu trên

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm