Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là một loại giấy tờ pháp lý quan trọng. Đảm bảo quyền, nghĩa vụ và là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp. Vậy, thủ tục cấp mới sổ đỏ như thế nào? Thủ cấp sổ đỏ có phức tạp hay không? Sau đây, hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện cấp mới sổ đỏ (cấp lần đầu)
Những điều kiện được cấp mới sổ đỏ gồm:
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này; có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được UBND xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp sổ đỏ.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ; nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai; nay được UBND xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp sổ đỏ.
Như vậy, có thể hiểu, điều kiện được cấp mới sổ đỏ gồm 03 điều kiện sau:
- Sử dụng ổn đinh lâu dài
- Không có tranh chấp
- Phù hợp với quy hoạch
Hồ sơ xin cấp mới sổ đỏ (cấp lần đầu)
Bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu).
- Biên lai đóng thuế đất hàng năm.
- Văn bản xác nhận của UBND xã về việc sử dụng ổn định lâu dài.
- Văn bản xác nhận không tranh chấp của hộ gia đình xung quanh (có chữ ký của địa chính xã).
- Sơ đồ thửa đất.
Thủ tục cấp mới sổ đỏ (cấp lần đầu)
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hoặc nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, sau đó cấp xã sẽ chuyển hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân lên Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và viết giấy hẹn trar kết quả.
Bước 3: Chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Bước 4: Văn phòng đăng ký quyenf sử dụng đất thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết. Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất.
Bạn đọc có thể tham khảo:
Thủ tục tách sổ đỏ mới nhất năm 2021
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Thủ tục cấp mới sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0936128102.
Câu hỏi thường gặp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
Theo quy định thì: Không quá 30 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ. Không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn (không tính ngày nghỉ, ngày lễ).
Khi làm sổ đỏ bạn sẽ mất phí, gồm các loại phí như: lệ phí trước bạ; lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); tiền sử dụng đất (nếu có); phí thẩm định hồ sơ.
Ngoài ra, khi chuẩn bị hồ sơ, bạn sẽ phải mất một khoản phí nhỏ để sao in giấy tờ.
Theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì: Khi bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì bạn có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại. Khi đó, bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp tới Ủy ban nhân dân cấp huyện.