Có thể thấy, nhiều công trình xây dựng hiện nay đang bị xuống cấp trầm trọng, trong đó có bao gồm các cột điện trên đất. Điều này không những ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị mà còn làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Vậy xét dưới góc độ pháp luật, Điều kiện di dời cột điện trên đất được quy định như thế nào? Người dân Có được yêu cầu di dời cột điện trên đất không? Theo quy định, người dân Cần làm thủ tục gì để xin di dời cột điện trên đất? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết sau đây cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Luật điện lực năm 2004
- Nghị định số 51/2020/NĐ-CP
Hiểu thế nào là di dời cột điện?
Di dời cột điện là việc di chuyển cột điện từ một địa điểm này sang một địa điểm khác để cột điện không gây ảnh hưởng đến các công trình xây dựng khác, không gây cản trở cho đời sống của người dân như làm khuất tầm nhìn, cột điện xuống cấp tiềm ẩn nguy cơ gãy đổ, gây cản trở việc đi lại,…
Có được yêu cầu di dời cột điện trên đất không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật điện lực năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2012, việc tiến hành di dời công trình hạ tầng điện lực chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt của UBND cấp tỉnh về quy hoạch mạng lưới điện của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức cá nhân phải tuân theo quy hoạch phát triển điện lực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua.
Do đó, nếu việc xây dựng cột điện trong phần đất của gia đình bạn theo đúng quy hoạch thì gia đình bạn không có quyền yêu cầu di dời cột điện. Đồng thời, hiện nay trên thực tế pháp luật hiện hành cũng không có quy định về việc yêu cầu di dời cột điện đang sử dụng thuộc lưới điện đi nơi khác.
Tuy nhiên, nếu như có quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc thay đổi quy hoạch hệ thống lưới điện, và cột điện đó không còn thuộc hành lang lưới điện nữa thì bạn mới có quyền yêu cầu di dời theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 14/2014/NĐ-CP và gia đình bạn không cần phải trả chi phí di dời cột điện.
Đồng thời, nếu bạn cho rằng việc xây dựng cột điện trên phần đất của gia đình bạn gây nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh hoạt của gia đình thì bạn có quyền khiếu nại lên UBND tỉnh hoặc Sở xây dựng để được giải quyết.
Điều kiện di dời cột điện trên đất
Điều kiện di dời cột điện trên đất như sau:
– Khi nhà nước hoặc cá nhân tổ chức thực hiện xây dựng đường lưới điện như cột điện, đường dây điện đi qua đất thuộc quyền sở hữu của người dân thì đối với nhà nước thuộc trường hợp thu hồi thì phải đưa ra quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật và tiến hành bồi thường về đất nếu có tài sản gắn liền với đất thì cũng phải bồi thường bằng giá trị tài sản tại thời điểm thu hồi, trường hợp không thu hồi đất nhưng làm hạ chế quyền chủ sử dụng đất thì vẫn phải bồi thường, hỗ trợ nhưng không được vượt quá 80% bồi thường thu hồi đất. Còn đối với tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước thì phải thương lượng, thỏa thuận với chủ thể có đất bị xâm phạm và bồi thường theo sự thỏa thuận của hai bên.
– Như vậy, để thực hiện yêu cầu di dời hệ thống điên thì phải đáp ứng được điều kiện việc xây dựng đó phải trái quy định của pháp luật, không có sự thỏa thuận hay có quyết định thu hồi đất hay bồi thường, đang xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể, gây mất an toàn đối với chủ thể đó thì họ có quyền khiếu nại, kiến nghị yêu cầu đi dời hệ thống cột điện đó và sẽ không mất chi phí về phần di dời hệ thống điện đang vi phạm này.
– Ngoài ra nếu hệ thống điện được xây dựng gần nhà hay đất của mình đang canh tác nhưng hệ thống cột điện, hây dây điện đó qua mưa báo, thời gian, thời tiết mà bị hư hỏng nặng có nguy cơ gây nguy hiểm lớn thì chủ sở hữu đất đang bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu di dời hoặc sửa chữa.
– Tuy nhiên trong trường hợp hệ thống điện đó không xây dựng trong phần đất của mình nhưng mất mỹ quan, gây mất an toàn thì chủ thể đó có quyền thương lượng, thỏa thuận với nhà nước, cá nhân, tổ chức đó về việc di dời hệ thống điện nhưng phải có địa điểm để di dời và chịu hòa toàn chi phí về việc di dời đó.
Trên đây là giải đáp cho các Điều kiện di dời cột điện trên đất.
Cần làm thủ tục gì để xin di dời cột điện trên đất?
Để có thể di dời cột điện thì cần có những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị di dời cột điện, dây điện. Nội dung trong đơn cần có nêu rõ sự việc, lý do do yêu cầu di dời, thông tin chủ thể yêu cầu di dời, địa điểm cột điện, dây điện cần di dời.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để chứng minh cột điện hay dây chuyên tải điện đó đang đi trên phần đất thuộc quyền sở hữu của mình.
– Cung cấp hình ảnh, bằng chứng của cột điện, dây điện đi qua để chứng minh rõ vị trí cột điện, dây điện xâm phạm.
– Nộp hồ sơ yêu cầu trực tiếp hoặc qua bưu điện lên đơn vị điện đang trực tiếp quản lý hệ thống điện đó. Kể từ ngày nhận được đơn, hồ sơ phải được xem xét giải quyết trong vòng 30 ngày. Nếu hồ sơ bị từ chối thì cơ quan chức năng có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu và nêu rõ lý do.
Mẫu đơn xin di dời cột điện trên đất
Biện pháp thi công di dời cột điện trên đất
Để có thể di dời cột điện, đơn vị có trách nhiệm cần thực hiện những bước sau:
– Tiến hàng thẩm tra và đánh giá công trình, xác định cột điện đã đủ điều kiện để di dời cột điện hay chưa;
– Lên phương án cắt điện trong khu vực có cột điện cần di dời, có biện pháp đấu nối tạm thời để đảm bảo việc sinh hoạt của người dẫn vẫn được diễn ra bình thường, cần xem xét thời gian thi công công trình, cơ sở thay thế…
– Lên phương án cho vị trí mới mà cột điện dự tính chuyển đến;
– Lên phương án thi công, di dời;
– Nghiệm thu và kiểm tra hiệu suất sử dụng của cột điện
Chi phí để thực hiện di chuyển cột điện sẽ được căn cứ trên thực tế và các công đoạn phải thực hiện, tại thời điểm tháng 09 năm 2021, chi phí tối thiểu là 3.000.000 đồng và tối đa là 15.000.000 đồng trên một cột điện, trụ điện dân sinh.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Điều kiện di dời cột điện trên đất”. Nếu cần giải quyết tư vấn pháp lý nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục Đổi tên căn cước công dân thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Lắp đặt, sửa chữa, di dời công trình điện mà không thỏa thuận với chủ tài sản công trình điện hoặc đơn vị quản lý, vận hành công trình điện;
– Tự ý lắp đặt hệ thống đường dây, trạm điện, các thiết bị điện ngoài phạm vi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, đối chiếu theo quy định nêu trên thì người dân chỉ được thực hiện việc di dời cột điện khi đã thỏa thuận được với chủ tài sản công trình điện hoặc được đơn vị vận hành công trình điện phê duyệt đồng ý. Do đó, nếu được đồng ý bởi các đơn vị trên thì sẽ được phép di dời cộng điện, nên được lập thành văn bản.
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện có hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. Tuy nhiên Điều luật này đã bị bãi bỏ bởi Nghị định số 51/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 21 tháng 4 năm 2020. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương.
Điểm b Khoản 3 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định: Đối với các nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện chuẩn bị đưa vào khai thác, sử dụng, chủ đầu tư phải bàn giao đầy đủ tài liệu thiết kế, thi công, hoàn công và các tài liệu kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật về xây dựng cho đơn vị quản lý vận hành.
Như vậy, việc xây dựng cột điện thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư, hoặc bên quản lý của điện lực người dân không tự ý xây dựng cột điện. Việc tự ý di dời có thể bị phạt hành chính.