Có phải Doanh nghiệp nào cũng có thể tuyển dụng lao động nước ngoài? Pháp luật Việt Nam quy định thế nào về điều kiện tuyển dụng lao động nước ngoài? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động 2019
- Nghị định 102/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Đối tượng có quyền tuyển dụng
- Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Nhà thầu (nhà thầu chính, nhà thầu phụ) nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
- Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và nhà thầu được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
- Cơ quan nhà nước;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
- Tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Văn phòng dự án nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
- Văn phòng điều hành của bên hợp danh nước ngoài theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam;
- Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật.
Điều kiện tuyển dụng lao động nước ngoài của người sử dụng lao động
– Đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước (tức là các đơn vị sử dụng lao động Việt Nam) chỉ được tuyển dụng lao động nước ngoài “làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật” nếu người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
– Đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài trước khi tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Pháp luật không hạn chế vị trí công việc tuyển dụng lao động nước ngoài làm như người sử dụng lao động trong nước. Tuy nhiên, quy định pháp luật có sự ràng buộc khi yêu cầu người sử dụng lao động phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động (trừ nhà thầu).
Trong văn bản giải trình nhu cầu sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải xác định rõ nhu cầu sử dụng lao động đối với từng công việc mà hiện nay vị trí công việc đó người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được. Đồng thời, báo cáo giải trình này với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương.
Nếu trong quá trình sử dụng lao động mà người sử dụng lao động muốn thay đổi người lao động thì cũng phải báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Điều đó sẽ góp phần khắc phục tình trạng “nhập khẩu” lao động không đúng yêu cầu, gây ảnh hưởng tới thị trường lao động và trật tự, an toàn xã hội, trừ một số trường hợp như thời gian ngắn, đặc thù nghề nghiệp, đối tượng lao động như học sinh, sinh viên,…
– Đối với nhà thầu trước khi tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động
- Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, không phải chủ thể nào cũng có quyền tuyển dụng lao động nước ngoài về làm việc. Cho nên, khi có nhu cầu tuyển dụng, người sử dụng lao động cần chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật trên để tiến hành hợp pháp.
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời là không. Khi người lao động Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu thì không được tiếp tục sử dụng người lao động nước ngoài. Quy định này đặt ra để tránh tình trạng dư thừa lao động trong nước, cũng như góp phần giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, tệ nạn xã hội.
Câu trả lời là không. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Câu trả lời là có. Sau khi tuyển được NLĐNN, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện công việc “Đề nghị cấp giấy phép lao động” Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam; hoặc, “Đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động” nếu NLĐNN thuộc các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Điều kiện tuyển dụng lao động nước ngoài. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0936128102.