Doanh nghiệp bán hàng hóa lỗ vốn có vi phạm pháp luật?

bởi Luật Sư X

Mục đích của kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận; tuy nhiên có một số doanh nghiệp lại giảm giá, bán sản phẩm, chào mời dịch vụ với giá thành khá thấp so với thị trường. Như vậy liệu doanh nghiệp có lỗ vốn hay không? Doanh nghiệp làm thế vì mục đích gì? Người tiêu dùng có được lợi hay không? Và các doanh nghiệp bán hàng hóa lỗ vốn đấy có phạm luật không?  Mời bạn đọc cùng Luật sư X tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý:

  • Luật cạnh tranh năm 2018
  • Nghị định 75/2019/NĐ-CP

Doanh nghiệp bán hàng hóa lỗ vốn là như thế nào?

Bán hàng hóa cung ứng dịch vụ lỗ; hay còn được gọi là bán hàng hóa cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ sản phẩm. Tức là hành vi bán hàng hóa cung ứng dịch vụ dưới tất cả các chi phí ( giá thành sản xuất, chi phí đầu tư, chi phí lưu thông đến tay người tiêu dùng…..); mà Doanh nghiệp đó đã bỏ ra để đưa hàng hóa dịch vụ đó xuất hiện trên thị trường ( Khoản 6 Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2018).

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác ( Theo khoản 6 Điều 3 luật cạnh tranh năm 2018).

Trong đó có hành vi: Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.” 

Như vậy có thể nói; bán hàng hóa dịch vụ lỗ vốn có thể sẽ là hành vi mà pháp luật cạnh tranh cấm. Tuy nhiên; có phải cứ bán lỗ vốn sẽ phạm pháp?

Một số trường hợp bán hàng hóa cung ứng dịch vụ dưới giá thành sản phẩm nhưng được Luật cho phép

Bên cạnh những hành vi bị pháp luật ngăn cấm để bảo vệ thị trường cạnh tranh một cách lành mạnh; thì cũng có những trường hợp ngoại lệ; cụ thể:

Hạ giá bán hàng hóa tươi sống;

Hạ giá bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng;

Hạ giá bán hàng hoá theo mùa vụ;

Hạ giá bán hàng hoá trong chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật;

Hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh;

Các biện pháp thực hiện chính sách bình ổn giá của nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật về giá.

Chú ý: Các trường hợp hạ giá bán quy định trên phải được niêm yết công khai, rõ ràng tại cửa hàng, nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời gian hạ giá.

Chế tài xử phạt

Đối với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường  chế tài xử phạt tại Điều 8 Nghị Định 75 NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực cạnh tranh: 

Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường; hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường 

Với những chủ thể là doanh nghiệp không có vị trí thống lĩnh trên thị trường: 

Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ; dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

Phạt tiền gấp hai lần mức trên đối với hành vi; trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

 Hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
  • Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh; gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác

Trường hợp bán hàng hóa cung ứng dịch vụ nào dưới giá thành sản phẩm nhưng được Luật cho phép

Hạ giá bán hàng hóa tươi sống;
Hạ giá bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng;
Hạ giá bán hàng hoá theo mùa vụ;
Hạ giá bán hàng hoá trong chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật;
Hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh;

Hình thức phạt bổ sung của hành vi này là gì?

Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư về:

Doanh nghiệp bán hàng hóa lỗ vốn có vi phạm pháp luật?

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.

Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:

Hotline: 0833 102 102

Xem thêm: Hợp đồng bằng miệng có giá trị hay không theo pháp luật dân sự?

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm