Đối chất trong tố tụng hình sự thực hiện như thế nào?

bởi Ngọc Trinh
Đối chất trong tố tụng hình sự

Đối chất được biết đến như một biện pháp tố tụng. Nó được thực hiện bởi các đương sự khi chưa giải quyết được mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người tham gia tố tụng. Mục đích của đối chất là nhằm hướng tới việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Vậy “Đối chất trong tố tụng hình sự” được quy định như thế nào? Hãy cùng csgt đi tìm hiểu vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên là gì?

Việc đối chất không chỉ có một bên người bị hại tham gia mà có sự tham gia của nhiều bên. Vậy nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên trong đối chất là gì?

Đầu tiên phải nói đến những trách nhiệm của Điều tra viên:

  • Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;
  • Lập hồ sơ vụ án hình sự;
  • Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
  • Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;
  • Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;
  • Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;
  • Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này.

Và tiếp theo chắc chắn phải nói đến đó chính là Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình.

Những người có quyền và có mặt trong hoạt động đối chất là ai?

  • Điều tra viên
  • Kiểm sát viên
  • Người bào chữa
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
Đối chất trong tố tụng hình sự
Đối chất trong tố tụng hình sự

Đối chất trong tố tụng hình sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

– Trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên tiến hành đối chất. Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc đối chất. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản đối chất.

– Nếu có người làm chứng hoặc bị hại tham gia thì trước khi đối chất Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.

– Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Sau khi nghe đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người. Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan; có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải ghi vào biên bản. Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai trước đó của họ.

– Biên bản đối chất được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Việc đối chất có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

– Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất. Việc đối chất được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Như vậy đối chất trong tố tụng hình sự đã được quy định một cách cụ thể rõ ràng để các cơ quan chức năng cũng như các đương sự hiểu và thực hiện đúng quy định pháp luật.

 Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất như thế nào?

– Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

– Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ. Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.

– Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.

– Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.

– Thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp:

  • Phạm tội có tổ chức;
  • Để truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn;
  • Ngăn chặn người khác phạm tội;
  • Để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án;
  • Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.

– Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đối chất trong tố tụng hình sự” . Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trên sẽ có ích cho độc giả. Nếu quý khách có nhu cầu tra mã số thuế cá nhân của mình hay xác nhận tình trạng hôn nhân. Hoặc các dịch vụ khác như hồ sơ giải thể công ty, quyết tạm ngừng kinh doanh, cấp phép bay flycam,… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Khi nào tiến hành đối chất với bị hại là người dưới 18 tuổi?

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án.

Người bào chữa có được có mặt trong hoạt động đối chất để theo dõi vụ án không?

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định thì “Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này” là một trong các quyền của người bào chữa.

Khi nào tiến hành đối chất?

Trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên tiến hành đối chất.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm