Đối tượng bắt buộc tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

bởi Thu Thủy
Đối tượng bắt buộc tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo QĐ 2023

Khóa huấn luyện vệ sinh, an toàn lao động là một trong những hoạt động bắt buộc mà các doanh nghiệp phải tổ chức thường niên. Điều này nhằm đảm bảo môi trường lao động an toàn, phù hợp với các quy định pháp luật về cơ sở lao động. Ngoài ra, đó còn nhằm bảo vệ cho quyền và lợi ích của người lao động, chấp hành các quy định về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động theo Luật Lao động. Vậy sau đây, Luật sư X mời các bạn cùng đón đọc bài viết “Đối tượng bắt buộc tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo QĐ 2023” để hiểu hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý:

  • Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015;
  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP.

Khóa huấn luyện an toàn lao động vệ sinh lao động là gì?

An toàn, vệ sinh lao động liên quan đến an toàn, sức khỏe và phúc lợi của người tham gia vào công việc hoặc làm việc. An toàn, vệ sinh lao động bao gồm hai khái niệm chính:

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. An toàn lao động không tốt sẽ gây tai nạn lao động.

Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. Vệ sinh lao động không tốt sẽ gây ra bệnh nghề nghiệp.

 Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là một trong những phương thức giúp nâng cao hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động về đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động, từ đó có thể giảm thiểu các rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở.

Đối tượng bắt buộc tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Theo Điều 14 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về các đối tượng bắt buộc phải tham gia huấn luyện cụ thể như sau:

“Điều 14. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

1. Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.

Trường hợp có thay đổi về chính sách, pháp luật hoặc khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động thì phải được huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.

3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động phải được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và được cấp thẻ an toàn.”

Đồng thời dẫn chiếu căn cứ Khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, theo quy định trên, có 6 nhóm đối tượng phải tham gia huấn luyện an toàn lao động trong doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động phải có các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

– Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động:

a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.

– Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:

a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng hoặc tổ chức triển khai về công tác an toàn, vệ sinh lao động;

b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;

c) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, điểm b Khoản này và có ít nhất 05 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động.

Đối tượng bắt buộc tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo QĐ 2023
Đối tượng bắt buộc tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo QĐ 2023

– Huấn luyện thực hành:

a) Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện;

b) Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người có trình độ từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 03 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;

c) Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện;

d) Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;

đ) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, b, c Khoản này nhưng có ít nhất 04 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động thì được huấn luyện thực hành theo quy định tại các điểm a, b, c Khoản này phù hợp với kinh nghiệm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Đối tượng bắt buộc tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo QĐ 2023” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan đến dịch vụ đổi tên bố trong giấy khai sinh… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Liên hệ hotline: 0833.102.102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thời gian huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động là bao lâu?

Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:
a.Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
b. Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
c. Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
d.Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
e. Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Hành vi nào bị cấm trong an toàn, vệ sinh lao động?

Điều 12 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định cụ thể 07 hành vi bị cấm trong an toàn vệ sinh lao động, cụ thể:
1 – Về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Cấm người sử dụng lao động:
Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Không thực hiện các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
Buộc người lao động phải làm việc hoặc không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động;
– Buộc người lao động tiếp tục làm việc khi nguy cơ xảy ra tai nạn lao động chưa được khắc phục.
2 – Về đóng bảo hiểm
Người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm không được:
– Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Không chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
– Quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định của pháp luật;
– Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3 – Về sử dụng máy, thiết bị, vật tư
Người sử dụng lao động không được sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong một số trường hợp:
– Không được kiểm định;
– Kết quả kiểm định không đạt yêu cầu;
– Không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;
– Hết hạn sử dụng;
– Không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.
4 – Về công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
Doanh nghiệp, cơ sở có chức năng trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động bị cấm:
– Gian lận trong các hoạt động kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, giám định y khoa;
– Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
5 – Về phân biệt đối xử
Người sử dụng lao động đặc biệt bị cấm nếu thực hiện hành vi phân biệt đối xử:
– Về giới;
– Vì lý do người lao động từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động;
– Vì lý do đã thực hiện công việc, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh viên, người làm công tác y tế.
6 – Về kỹ năng của lao động
Cấm doanh nghiệp sử dụng lao động hoặc làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động khi chưa được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
7 – Về phương thức chăm sóc sức khỏe người lao động
Pháp luật cấm người sử dụng lao động trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Cá nhân, tổ chức có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các điều cấm của pháp luật. Việc làm này không chỉ bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động mà còn bảo đảm tài sản, của cải cho doanh nghiệp và toàn xã hội. Chính vì vậy, những trường hợp vi phạm sẽ phải chịu những chế tài thích đáng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm