Hạn mức giao đất ở do ai quy định

bởi Hương Giang
Hạn mức giao đất ở do ai quy định

Đất ở là đất người dân dùng để xây dựng nhà ở và các công trình xây dựng khác phục vụ cho đời sống. Hạn mức giao đất ở được quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm quản lý việc sử dụng đất đai của người dân. Vậy cụ thể, theo quy định năm 2022, Hạn mức giao đất ở do ai quy định? Hạn mức giao đất ở được xác định dựa trên những căn cứ nào? Quy định về việc xác định hạn mức giao đất ở năm 2022 ra sao? Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Giao đất là gì?

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất gồm giao đất có thu tiền và không thu tiền sử dụng đất.

Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giao đất dựa trên 02 căn cứ theo điều 52 Luật Đất đai năm 2013 như sau: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất.

Thế nào là hạn mức giao đất ở?

Khái niệm về đất ở theo quy định tại Điểm 2.1 “đất ở” tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 28/2014/TT-BTNMT như sau:

“Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.

Trường hợp đất ở có kết hợp sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (kể cả nhà chung cư có mục đích hỗn hợp) thì ngoài việc thống kê theo mục đích đất ở phải thống kê cả mục đích phụ là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.”

Theo đó hạn mức giao đất ở là diện tích đất ở tối đa được nhà nước giao cho người sử dụng đất có thu tiền hoặc không thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Hạn mức giao đất ở do ai quy định?

Theo Điều 143, Điều 144 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:

– Đất ở tại nông thôn:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất phù hợp với điều kiện và tập quán địa phương.

– Đất tại đô thị:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

Hạn mức giao đất ở do ai quy định
Hạn mức giao đất ở do ai quy định

Hạn mức giao đất ở được xác định dựa trên những căn cứ nào?

Hạn mức giao đất ở được xác định dựa trên những căn cứ sau:

(1) Xác định theo giấy tờ về quyền sử dụng đất

Theo khoản 2, Điều 11, Luật Đất đai 2013, khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng mà trên giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất ghi là đất ở thì thửa đất đó được công nhận là đất ở.

Nói cách khác, diện tích đất ở bao nhiêu phụ thuộc vào giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất mà người dân có.

(2) Xác định theo quyết định giao đất ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Nếu đất ở được Nhà nước giao thì diện tích đất ở được xác định theo quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(3) Nếu không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyết định giao đất thì xác định như sau:

– Đất đang sử dụng đất ổn định mà không phải do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì loại đất được xác định theo hiện trạng đất đang sử dụng (trường hợp có nhà ở thì được công nhận là đất ở theo quy định – quy định này sẽ được nêu rõ ở phần sau).

– Đất đang sử dụng đất do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì căn cứ vào nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất để xác định loại đất.

(4) Thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau mà không thuộc trường hợp đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất.

Căn cứ khoản 1, Điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP, loại đất được xác định như sau:

– Nếu xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì tách thửa đất theo từng mục đích và xác định mục đích cho từng thửa đất đó (xác định được đất ở thì diện tích đất ở theo phần đất đã xác định).

– Nếu không xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì mục đích sử dụng đất chính được xác định theo loại đất có mức giá cao nhất trong bảng giá đất (thông thường nếu trong thửa đất mà có đất ở thì mục đích chính sẽ được xác định là đất ở, vì đây là loại đất có mức giá cao nhất).

Quy định về việc xác định hạn mức giao đất ở năm 2022

Với đất ở thôn thường thì diện tích đất ở được công nhận quyền sử dụng đất ở sẽ được xác định theo hạn mức đất ở quy định tương ứng với địa phương đó.

Nếu vượt quá hạn mức quy định thì chỉ được công nhận phần trong hạn mức, còn nếu nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức thì diện tích đất ở được xác định sẽ là toàn bộ diện tích mảnh đất đó.

Với trường hợp đất có vườn, ao nhưng không có giấy tờ gì xác định được diện tích đất ở là bao nhiêu, căn cứ theo Khoản 4 và Khoản 5 Điều 103 Luật Đất đai năm 2013, quy định về xác định diện tích đất ở đối với thửa đất ở có vườn, ao, như sau:

“ 4. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 07 năm 2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình phù hợp với tập quán ở địa phương theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình;

b) Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương;

c) Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.

5. Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật này mà đất đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp đất đã sử dụng ổn định kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 143 và khoản 4 Điều 144 của Luật này.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hạn mức giao đất ở do ai quy định”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai, Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thửa đất có nhiều hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng chung thì hạn mức giao đất ở được xác định như thế nào?

– Trường hợp thửa đất có nhiều hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng chung thì hạn mức đất ở được tính bằng tổng hạn mức đất ở của các hộ gia đình, cá nhân đó.
– Trường hợp một hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhiều thửa đất có nhà ở có nguồn gốc của ông cha để lại hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất có nguồn gốc của ông cha để lại, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng đất ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và không vi phạm pháp luật đất đai thì hạn mức đất ở được xác định theo quy định đối với từng thửa đất đó.

Thẩm quyền quy định hạn mức giao đất ở nông thôn được quy định như thế nào?

Đối với hạn mức giao đất ở tại nông thôn: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất phù hợp với điều kiện và tập quán địa phương.

Sử dụng đất ở trong hạn mức và ngoài hạn mức khác nhau như thế nào?

Điểm khác biệt giữa trường hợp sử dụng đất ở trong hạn mức và vượt hạn mức là tiền sử dụng đất phải nộp và được tính theo cách khác nhau, cụ thể:
– Có thể không phải nộp tiền sử dụng đất; trường hợp phải nộp thì tiền sử dụng đất được tính theo giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) ban hành.
– Đối với phần diện tích cấp vượt hạn mức thì phải nộp tiền sử dụng đất và được tính theo giá đất cụ thể nên số tiền phải nộp sẽ cao hơn nếu cùng đơn vị diện tích.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm