Đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng là ai?

bởi Ngọc Gấm
Đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng là ai?

Ngày nay việc bảo vệ môi trường là tiêu chí hàng đầu đối vưới các quốc gia đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế mạnh, trong đó Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Chính vì thế các chi phí về dịch vụ môi trường phải luôn được đề cập vfa chi trả theo từng tháng, từng quý, từng năm. Để thu được khoản phí dịch vụ môi trường này, pháp luật Việt Nam đã có các quy định về các đối tượng chi trả. Vậy đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng là ai?

Để giải đáp câu hỏi này, LSX mời bạn tham khảo bài viết sau.

Các loại dịch vụ môi trường rừng

Để giúp cho môi trường rừng được cải thiện và được duy trì xanh, sạch, đẹp, pháp luật Việt Nam cho phép người dân và các cơ quan, tổ chức được phép sử dụng các dịch vụ môi trường rừng. Các dịch vụ rừng được sử dụng hiện nay pháp luật cho phép nhằm vào các mục đích chống xói lỡ đất, điều tiết lượng nước chảy hằng năm, duy trì cảnh quanh xung quanh khu vực có môi rừng phát triển.

Theo quy định tại Điều 61 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về các loại dịch vụ môi trường rừng như sau:

“1. Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối.

2. Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.

3. Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh.

4. Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch.

5. Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản.”

Đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng là ai?
Đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng là ai?

Đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng là ai?

Nhằm giúp cho việc phát triển kinh tế rừng gắn liền với hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật Việt Nam bắt buộc các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất gắn liền với môi trường rừng phải chi trả cho các khoản tiền dịch vụ môi trường rừng. Các đối tượng phải chi trả cho khoản phí dịch vụ môi trường rừng có thể là cơ sở sản xuất thủy điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có liên quan đến rừng, các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khu vui chơi, giải trí khai thác từ các khu rừng tràm, rừng nước mặn, nước lợ.

Theo quy định tại Điều 57 Nghị định Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng như sau:

“1. Cơ sở sản xuất thủy điện được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp.

2. Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp.

3. Cơ sở sản xuất công nghiệp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các ngành nghề theo quy định hiện hành.

4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp thực hiện chi trả trực tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định này, bao gồm: các hoạt động dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, tham quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng.

5. Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thí điểm đến hết năm 2020, tổng kết, trình Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả, quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng.

6. Cơ sở nuôi trồng thủy sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp là doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản thực hiện chi trả trực tiếp quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định này.”

Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng hiện nay

Tùy vào loại hình dịch vụ môi trường mà bạn đóng là loại nào mà mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng hiện nay sẽ được quy định theo các mức bảng tính khác nhau. Ví dụ như một doanh nghiệp sản xuất thủy điện, cứ mỗi 1kwh thì doanh nghiệp đó phải trả tiền phí dịch vụ môi trường là 36 đồng, hay đối với một doanh nghiệp đang kinh doanh khu du lịch sinh thái gắn với rừng tràm cứ mỗi một kỳ thì doanh nghiệp đó sẽ chi lại 1% doanh thu phục vụ cho dịch vụ môi trường.

Theo quy định tại Điều 59 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng như sau:

“1. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kwh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện.
Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng điện thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (kwh) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1kwh (36 đồng/kwh).

2. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm. Sản lượng nước để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng nước của cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch bán cho người tiêu dùng.
Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (m3) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1 m3 nước (52 đồng/m3).

3. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước là 50 đồng/m3. Khối lượng nước để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là khối lượng nước cơ sở sản xuất công nghiệp đã sử dụng, tính theo đồng hồ đo nước hoặc theo lượng nước được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc theo chứng từ mua bán nước giữa cơ sở sản xuất công nghiệp với đơn vị kinh doanh nước.
Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng khối lượng nước (m3) do cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1 m3 nước (50 đồng/m3).

4. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp tối thiểu bằng 1 % trên tổng doanh thu thực hiện trong kỳ; mức chi trả cụ thể dựa trên cơ sở, điều kiện thực tiễn, do bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận.

5. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp tối thiểu bằng 1% tổng doanh thu thực hiện trong kỳ; mức chi trả cụ thể dựa trên cơ sở, điều kiện thực tiễn, do bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận.

6. Khi giá bán lẻ điện, nước bình quân chung quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này biến động tăng hoặc giảm 20%, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ quyết định điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tương ứng.”

Các trường hợp miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng

Để giúp cho các doanh nghiệp đang có khó khăn về mặt tài chính do các sự việc bất khả kháng gây ra và dẫn đến doanh nghiệp đó không có khả năng hoàn thành tốt việc tất toán phí dịch vụ môi trường rừng cho cơ quan nhà nước thì trong trường hợp này nhà nước cho phép các doanh nghiệp được phép xin miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo quy định tại Điều 73 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về trường hợp miễn, giảm như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, động đất, bão lụt, lũ quét, lốc, sóng thần, lở đất xảy ra, làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của mình dẫn tới mất khả năng hoặc phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và không thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích không còn tài sản để trả hoặc người giám hộ, người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho cá nhân đó.

3. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có quyết định giải thể hoặc phá sản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không còn vốn, tài sản để chi trả nợ cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.”

Thông tin liên hệ:

LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến Đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng là ai?” hoặc các vấn đề khác như giấy phép quảng cáo mỹ phẩm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quy định về miễn phí môi trường?

Miễn tiền dịch vụ môi trường rừng: tổ chức, cá nhân được miễn 100% số tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi ro thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 70% đến 100% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh hoặc trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 73 của Nghị định này.

Quy định về giảm phí môi trường?

Giảm tiền dịch vụ môi trường rừng: tổ chức, cá nhân được giảm tối đa 50% số tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi ro thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 40% đến dưới 70% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.

Hồ sơ miễn hoặc giảm phí môi trường?

– Văn bản đề nghị miễn, giảm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng hoặc người giám hộ, người thừa kế của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng, trong đó nêu rõ nguyên nhân, nội dung rủi ro bất khả kháng; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; nội dung đề nghị miễn, giảm; thời gian đề nghị miễn, giảm;
– Bản kê tổn thất, thiệt hại về vốn và tài sản; bản sao chụp quyết định giải thể hoặc phá sản (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức;
– Riêng trường hợp miễn tiền dịch vụ môi trường rừng đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng là cá nhân, ngoài văn bản đề nghị tại điểm a khoản 1 Điều này, người giám hộ phải gửi bản sao chụp quyết định của tòa án trong trường hợp mất năng lực hành vi dân sự; người thừa kế phải gửi bản sao chụp giấy chứng tử, chứng nhận mất tích trong trường hợp chết hoặc mất tích.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm