Trong quá trình làm việc, công tác tại các cơ quan Nhà nước; ngoài tiền lương được trả dựa trên mức lương cơ sở, người lao động sẽ được hưởng thêm các phụ cấp khác. Đặc biệt là đối với các cán bộ, công chức, viên chức. Dựa vào quỹ tiền lương, ngạch bậc trong đơn vị công tác, ngoài tiền lương chính thì sẽ được hưởng phần thu nhập tăng thêm. Vậy đối tượng nào được hưởng thu nhập tăng thêm? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm
Những đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm theo quy định của pháp luật là những chức danh nhà nước như: cán bộ; công chức; viên chức đang công tác tại các cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập.
– Cơ quan Nhà nước gồm: Cán bộ, công chức và người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn; đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Đơn vị sự nghiệp công lập: là những công chức đang làm việc trong bộ máy lãnh đạo; quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập; những viên chức là công dân Việt Nam được làm việc thông qua hình thức tuyển dụng theo vị trí làm việc; hiện đang công tác theo hợp đồng ký kết, được hưởng lương từ quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đó theo quy định của pháp luật; hoặc là người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động.
Đối tượng không được hưởng thu nhập tăng thêm
Những đối tượng đang làm việc theo hợp đồng tạm thời; hợp đồng khoán việc hay hợp đồng lao động có xác định thời hạn… thì sẽ không được xác định là đối tượng được hưởng khoản thu nhập tăng thêm.
Các công việc khác có liên quan đến những loại hợp đồng này chủ yếu là kế toán, lao động hay bảo vệ;… chính vì quy định này đã gây ra khó khăn trong quá trình quản lý và sử dụng người lao động trong tổ chức; do vô hình chung đã tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người lao động với nhau.
Nguyên tắc chi trả thu nhập tăng thêm
Việc chi trả và mức chi trả khoản thu nhập tăng thêm cho từng cá nhân; cơ quan sẽ căn cứ vào kết quả công việc của đơn vị đó. Hiểu theo cách đơn giản thì quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị thì đơn vị nào đạt được hiệu suất công việc cao hơn; tiết kiệm được các chi phí, tạo nguồn lợi nhuận cao hơn cho đơn vị thì sẽ được hưởng mức thu nhập tăng thêm cao hơn.
Hiện nay nhà nước đang tiến hành triển khai và khuyến khích các cơ quan, tổ chức tiến hành tăng thu; tiết kiệm chi; đồng thời tinh giản biên chế, từ đó tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành xong nhiệm vụ được giao; sau khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, đồng thời căn cứ kết quả báo cáo tài chính trong năm, cơ quan, đơn vị quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm cho người lao động.
Xác định thu nhập tăng thêm
Mức thu nhập tăng thêm phụ thuộc vào Quỹ bổ sung thu nhập của tổ chức; đồng thời việc xác định Quỹ bổ sung thu nhập cũng phụ thuộc vào loại đơn vị sự nghiệp công.
Mức độ cụ thể lập Quỹ bổ sung thu nhập theo từng loại đơn vị sự nghiệp công như sau:
- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Đơn vị được phép trích lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức trích không bị khống chế; có nghĩa là đơn vị được phép tự quyết định mức trích mà pháp luật không giới hạn tối đa.
- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được phép trích lập Quỹ bổ sung thu nhập; với mức trích không quá 03 lần so với quỹ tiền lương ngạch; bậc; chức vụ và các khoản phụ cấp khác do nhà nước quy định.
- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Đơn vị được phép trích lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức trích không quá 02 lần quỹ tiền lương ngạch; bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp khác do nhà nước quy định
- Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được phép trích lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức trích không quá 01 lần quỹ tiền lương ngạch; bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định
Mời bạn xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Đối tượng nào được hưởng thu nhập tăng thêm năm 2022?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Nếu quý khách có nhu cầu biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo; các quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thu nhập tăng thêm là khoản thu nhập từ lợi nhuận sau thuế và được phân phối theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Trong đó, chi trả thu nhập tăng thêm là khoản chi thuộc vào Qũy bổ sung thu nhập nhằm bổ sung vào thu nhập cho người lao động trong năm đó.
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ không chuyên trách ở cấp phường – xã, thị trấn được cấp có thẩm quyền đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Năm 2018: Hệ số điều chỉnh tăng thu nhập để thực hiện cơ chế đặc thù tại từng đơn vị tối đa là 0,6 lần; so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ (tiền lương theo ngạch bậc; chức vụ là tiền lương đã bao gồm tăng lương theo lộ trình của Chính phủ).
Năm 2019: Tối đa là 1,2 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ
Năm 2020: Tối đa là 1,8 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ