Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2023

bởi TranQuynhTrang
Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2023

Hiện nay, với thời đại kinh tế hội nhập các cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng với quy mô lớn, tăng công suất lao động và tăng nguồn lực và gia tăng về nguyên vật liệu vì thế đem lại những nguồn lợi kinh tế. Bên cạnh việc đem lại những lợi ích cho nền kinh tế thì đây cũng là những nguyên nhân gây ra ô nhiễm, phát sinh những nguy hại đến sức khoẻ của con người. Với mục đích hướng đến gia tăng phát triển kinh tế xã hội đi đôi với việc bảo vệ môi trường mà theo đó một số doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường. Vậy hiện nay những đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường là đối tượng nào và quy trình xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP (hiện sửa đổi bởi Nghị định 40/2019/NĐ-CP), đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường gồm:

a) Dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Đối tượng không thuộc quy định trên được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường

Theo hướng dẫn tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP:

Kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm: phần thuyết minh có các nội dung quy định tại Điều 30 Luật bảo vệ môi trường và phần thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) đối với công trình xử lý chất thải (đối với trường hợp phải xây lắp công trình xử lý chất thải theo quy định) theo quy định của pháp luật về xây dựng; có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào vận hành, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;

Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2023
Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2023

Đối với dự án, phương án mở rộng quy mô, nâng công suất của cơ sở đang hoạt động, nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường phải có nội dung đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ; đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mở rộng, nâng công suất mới.

Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền và chỉ được triển khai thực hiện hoặc xây dựng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi được cấp có thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện tại một trong các cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.

Quy trình xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Trách nhiệm xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 40/2019/NĐ-CP, trách nhiệm xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:

a) Cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của các đối tượng quy định tại Phụ lục IV Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 Luật bảo vệ môi trường;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này, trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền của Cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được chủ dự án, cơ sở gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, gồm:

a) 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở theo Mẫu số 01 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử) của dự án, cơ sở theo Mẫu số 02 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

c) 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, cơ sở (kèm theo bản điện tử).

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo Mẫu số 03 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp chưa xác nhận phải có thông báo bằng một văn bản và nêu rõ lý do (trong đó nêu rõ tất cả các nội dung cần phải bổ sung, hoàn thiện một lần) theo Mẫu số 04 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan nhà nước sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận quy định tại các Điều 33 và Điều 34 Luật bảo vệ môi trường.

Đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 33 Luật bảo vệ môi trường phải đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:

a) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ so với phương án trong kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận;

b) Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, việc không triển khai thực hiện dự án, phương án quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 Luật bảo vệ môi trường là việc chủ dự án, chủ cơ sở không triển khai hạng mục nào trong giai đoạn thực hiện dự án, phương án theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Việc đăng ký lại, trách nhiệm và thời hạn xác nhận đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 Nghị định này.

 Trường hợp có thay đổi chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì chủ dự án, chủ cơ sở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận đăng ký và thông báo cho cơ quan đã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường biết việc thay đổi.”

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Tp Hồ Chí Minh… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?

Kế hoạch bảo vệ môi trường là báo cáo mang tính dự báo những hoạt động gây ô nhiễm khi các bạn đưa doanh nghiệp của mình vào vận hành, khai thác thương mại. Dựa trên những dự báo đó, các doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động.

Mục đích của Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?

Mục đích chính của kế hoạch bảo vệ môi trường chính là hợp thức hóa quá trình xây dựng và hoạt động của các dự án. Nhằm đảm bảo các doanh nghiệp luôn hoạt động tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Từ đó, giúp cơ quan có thẩm quyền dễ dàng hơn trong việc quản lý các hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức. Và mục đích cao hơn chính là góp phần hạn chế những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Kế hoạch bảo vệ môi trường được lập vào thời điểm nào?

Kế hoạch bảo vệ môi trường được lập và trình phê duyệt trước khi triển khai xây dựng hoặc vận hành sản xuất

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm