Mức lương của sinh viên mới ra trường theo quy định của pháp luật

bởi VanAnh
Mức lương của sinh viên mới ra trường theo quy định của pháp luật

Chào luật sư, em là sinh viên mới ra trường của Đại học X( xin phép được dấu tên trường); Hiện em đang tìm kiếm việc làm; nhưng vẫn đang rất mông lung không biết nên chọn làm ở thành phố hay về quê. Luật sư cho em hỏi, Mức lương của sinh viên mới ra trường theo quy định của pháp luật hiện nay như thế nào? Hay muốn trả như thế nào cũng được ạ? Mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Em cảm ơn!!!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với vấn đề này Luật sư X xin được tư vấn như sau

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019

Nghị định số 38/2019/NĐ-CP

Nghị định 90/2019/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Vấn đề tiền lương là vấn đề rất được quan tâm khi làm một công việc gì đó. Hiện nay, pháp luật quy định rất cho tiết về vấn đề này. Tùy theo nhu cầu, trình độ, năng lực, người lao động có thể ứng tuyển vào cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp.

Tiền lương là gì?

Căn cứ vào Điều 90 Bộ luật lao động 2019

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận; để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh; phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”

Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Mức lương của sinh viên mới ra trường theo quy định của pháp luật

Trường hợp làm việc ở cơ quan nhà nước 

Vào các vị trí tuyển dụng là cán bộ, công chức thì mức lương sẽ được xếp theo bảng 2 (áp dụng cho cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước). Nếu được tuyển vào các vị trí tuyển dụng là cán bộ, viên chức, mức lương sẽ được xếp theo bảng 3 (áp dụng cho cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước).

Hai bảng này được ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 (đã được sửa đổi, bổ sung). Theo các bảng này thì sinh viên mới ra trường được xếp loại công chức, viên chức loại A1, có hệ số là 2,34.

Căn cứ Điều 3 Nghị định số 38/2019 quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy, trường hợp được tuyển dụng vào làm công chức hoặc viên chức thì mức lương sẽ là: 1.490.000 đồng x 2,34 = 3.486.600 đồng/tháng.

Trường hợp làm việc cho doanh nghiệp

Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

Về mức lương tối thiểu vùng, Điều 3 Nghị định 90/NĐ-CP ngày 15/11/2019 quy định:

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

  • Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
  • Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
  • Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
  • Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều kiện khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định:

Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

  • Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
  • Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng; đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Nguyên tắc trả lương như thế nào?

Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp; thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp; vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương; vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động; hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Bị kỷ luật cách chức, công chức có được nâng lương không

Điều 82 Luật Cán bộ, công chức nêu rõ:

Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực

Công chức mà bị cách chức thì thời gian nâng lương sẽ bị kéo dài 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật cách chức của công chức có hiệu lực.

Theo khoản 17 Điều 1 Luật cán bộ công chức; nếu công chức bị kỷ luật cách chức thì không thực hiện nâng ngạch; quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

Khi hết thời hạn nêu trên mà công chức không vi phạm ở mức phải kỷ luật; thì sẽ được tiếp tục nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm. Riêng trường hợp bị cách chức do tham nhũng; thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý (theo khoản 4 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức).

Đặc biệt, nếu công chức bị cách chức mà sau đó được kết luận là sai, oan; nhưng vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế; thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác; chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp.

Như vậy, nếu công chức bị cách chức thì theo quy định nêu trên; sẽ bị kéo dài thời hạn nâng lương lần sau đến 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

Giải quyết vấn đề

Như vậy sinh viên khi mới ra trường; tùy theo mong muốn, hoàn cảnh của bản thân để lựa chọn nơi làm việc phù hợp. Các đơn vị sử dụng lao động sẽ trả lương tùy theo năng lực trình độ của từng người. Mức lương sẽ không được thấp hơn mức lương cơ sở.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mức lương của sinh viên mới ra trường theo quy định của pháp luật“. Trường hợp bạn gặp vấn đề tương tự trên hãy đăng ký dịch vụ của chúng tôi để được luật sư tư vấn chi tiết. Để đăng ký dịch vụ tư vấn quý khách hàng hãy gọi tới số điện thoại: 0833102102. Ngoài ra quý khách hàng có thể liên hệ qua đây:

  1. Facebook : www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Có mấy yếu tố cấu thành tiền lương?

Có 3 yếu tố cấu thành tiền lương; bao gồm:
Cấu thành tiền lương gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh
Cấu thành tiền lương gồm phụ cấp lương
Cấu thành tiền lương gồm các khoản bổ sung khác

Người lao động không đóng bảo hiểm xã hội có sao không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Người lao động có hợp đồng lao động trên 1 tháng là đối tưởng phải đóng bảo hiểm. Trường hợp không đóng BHXH sẽ bị truy thu đóng đầy đủ cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định. Nếu có hành vi trốn tránh vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính và đóng lãi đối với khoản tiền đóng bảo hiểm theo quy định.

Viên chức là gì?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm