Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet như thế nào?

bởi ThuHa
Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet như thế nào

“Xin chào luật sư. Hiện nay tôi thấy môi trường internet cũng có phần ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo hộ quyền tác giả. Vậy các đối tượng nào sẽ được bảo hộ quyền tác giả trong không gian mạng này. Theo quy định pháp luật, bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet quy định như thế nào? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả: tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm sân khấu;Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Việc công bố tác phẩm trên internet là một quyền tác giả được pháp luật quy định. Khi tác phẩm đã được công bố trên internet thì nó trở thành nguồn thông tin cho người khác, người khác có thể truy cập thông tin này cho nhiều mục đích khác nhau của mình. Sự lan truyền thông tin trên internet là sự lan truyền với tộc độ cực nhanh, cực nhạy. Nếu như muốn lan truyền một tác phẩm theo cách người này mang sang cho người khác thì cần nhiều thời gian. Còn nếu bằng cách photo chuyển đi thì cũng cần thời gian và ít nhiều tốn kém. Tuy nhiên, bằng cách lan truyền trên internet, một tác phẩm chỉ cần vừa công bố thì ngay lập tức, hàng triệu người có thể tiếp cận từ mọi nơi trên thế giới nếu có máy tính đang được kết nối internet. Vì thế, sự nhanh chóng thuận lợi này giúp cho hiệu quả của sự công bố tác phẩm tăng cao.

Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet như thế nào?
Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet như thế nào?

Những hành vi xâm phạm đến bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet

Theo quy định của pháp luật, các hành vi sau đây bị xem là xâm phạm quyền tác giả:

  • Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
  • Mạo danh tác giả;
  • Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả;
  • Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó;
  • Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
  • Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ;
  • Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ;
  • Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ;
  • Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất
    khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác
    giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;
  • Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm;
  • Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  • Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo;
  • Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  • ….

Xâm phạm bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet xử lý thế nào?

Điều 211 Luật SHTT Việt Nam đã liệt kê một danh sách các hành vi xâm phạm quyền SHTT có thể bị xử phạt hành chính, theo đó những hành vi xâm phạm quyền tác giả được thực hiện trên Internet cũng nằm trong đối tượng được luật áp dụng. Cụ thể, đó là những hành vi “xâm phạm quyền SHTT gây thiệt hại cho tác giả và những chủ sở hữu quyền” (Khoản 1 Điều 211 Luật SHTT). Tuy nhiên, quy định này còn rất chung chung, do vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 211 Luật SHTT, việc quy định cụ thể về các hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử phạt hành chính được giao cho Chính phủ thực hiện. Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan, trong đó có liệt kê các hành vi vi phạm quyền tác giả.

Để xử phạt hành chính những hành vi xâm phạm quyền SHTT, trong đó có quyền tác giả, Điều 214 Luật SHTT Việt Nam quy định hai hình thức xử phạt chính gồm cảnh cáo và phạt tiền. Tuy nhiên, đối với hình thức xử phạt cảnh cáo, Luật SHTT Việt Nam không có bất kỳ quy định đặc thù nào áp dụng riêng cho hành vi xâm phạm quyền tác giả trên Internet. Và trong Nghị định số 131/2013/NĐ-CP, hình thức phạt cảnh cáo cũng không được nhắc đến. Nói cách khác, theo quy định hiện hành, mặc dù Luật SHTT công nhận hình thức phạt cảnh cáo tồn tại, nhưng khi đưa vào áp dụng trên thực tế bởi nghị định của Chính phủ, thì hình thức cảnh cáo không được áp dụng. Còn đối với hình thức phạt tiền, số tiền phạt được quy định tối đa đến 500.000.000 đồng tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

Đối với nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, truyền đưa thông tin, mạng xã hội hoặc trang thông tin điện tử, chúng tôi nhận thấy, những chủ thể này có thể bị xem xét trách nhiệm hành chính cho những hành vi vi phạm của mình liên quan đến quyền tác giả theo quy định của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Ai có quyền đăng ký quyền tác giả?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể là cá nhân, pháp nhân trong nước hoặc cá nhân, pháp nhân nước ngoài đều có quyền nộ

Quyền tác giả có bắt buộc phải đăng ký không?

Việc đăng ký bản quyền tác giả cũng không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu tác giả sáng tạo đăng ký tác phẩm với Cục Bản quyền tác giả thì không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại (Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ).

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền tác giả?

Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ văn hóa thể thao và du lịch có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có quyền cấp lại, đổi, hủy bỏ giấy chứng nhận quyền tác giả.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm