Xin chào Luật sư. Tôi là Nam, tuy không làm công việc liên quan đến pháp luật nhưng tôi cũng có tìm hiểu về pháp luật. Tôi được biết Bộ Công an đang triển khai việc cấp Căn cước công dân gắn chíp tại các tỉnh thành theo Thông tư mới nhất. Tôi thấy còn ban hành thêm một loại là căn cước công dân gắn chíp. Vậy Căn cước công dân có gắn chíp như vậy thì có định vị không? Cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được phản hồi.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề “Đối với căn cước công dân gắn chíp có định vị không?” như sau:
Căn cứ pháp lý
Hiểu như thế nào về căn cước công dân gắn chíp điện tử?
Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam. Thẻ căn cước này có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
Thẻ căn CCCD có gắn chip điện tử có giá trị chứng minh về căn cước công dân và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.
Trước khi thẻ Căn cước công dân gắn chip ra đời, nước ta đã từng phát hành và sử dụng 02 loại giấy tờ nhân thân là Chứng minh nhân dân và thẻ Căn cước công dân mã vạch.
Trường hợp nào phải đổi sang Căn cước công dân gắn chip?
Nhiều người hiểu lầm rằng, khi thẻ Căn cước công dân gắn chip được ban hành, tất cả mọi công dân (dù là đang dùng CMND hay CCCD có mã vạch) đều phải đồng loạt đi đổi sang Căn cước công dân có gắn chip.
Theo quy định của pháp luật, chỉ có những người có Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân bị hết hạn, hoặc bị mất, hỏng mới phải đi đổi sang loại Căn cước công dân gắn chip.
Trường hợp đổi và xin cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chíp mới
Căn cứ quy định tại Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định các trường hợp người sử dụng Căn cước công dân (cả có chip và mã vạch) phải đổi hoặc xin cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chip mới:
- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên;
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng;
- Xác định lại giới tính, quê quán;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
- Bị mất thẻ Căn cước công dân;
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chíp
Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, Đối với người đang sử dụng Chứng minh nhân dân, có 06 trường hợp phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip là:
- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA)
- Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng;
- Bị mất Chứng minh nhân dân.
Khi Căn cước công dân gắn chip được đưa vào sử dụng thì sẽ song song tồn tại các loại giấy tờ tùy thân sau: Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số, Căn cước công dân mã vạch và Căn cước công dân gắn chip.
Đối với căn cước công dân gắn chíp có định vị không?
Theo như Công văn số 671/UBND-NCPC ngày 9.3.2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tuyên truyền dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân có nêu nội dung như sau:
- Chú trọng tập trung tuyên truyền cho nhân dân thấy được tính chất thuận tiện và ưu việt của thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử, như:
- Có tính bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm có thể sử dụng kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân;
- Có thể lưu trữ nhiều loại giấy tờ;
- Phòng tránh được các loại giấy tờ giả mạo;
- Khi tích hợp đầy đủ các thông tin, người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ, mà chỉ cần dùng thẻ có gắn chip thì sẽ thực hiện các giao dịch;
- Đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân và chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính;
- Chip gắn trên thẻ căn cước công dân không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân.
Do đó, đối với các trường hợp thực hiện cấp đổi từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân mẫu cũ sang căn cước công dân gắn chíp mà không cần lo lắng về vấn đề bị theo dõi, định vị.
Thủ tục đổi sang căn cước công dân gắn chíp thế nào?
Thủ tục cấp đổi từ Chứng minh nhân dân
Bước 1: Người dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân hoặc khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận đề nghị tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ. Nếu chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu thì công dân phải xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân.
Bước 3: Trường hợp công dân đủ điều kiện, thủ tục thì cán bộ cơ quan quản lý CCCD chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ CCCD để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD.
Cán bộ cơ quan quản lý CCCD thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung, thu lệ phí cấp thẻ theo quy định.
Thu lại Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân đã cấp trước đó.
Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân
Công dân nhận giấy hẹn trả kết quả và nhận kết quả theo giấy hẹn.
Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.
Thời hạn giải quyết: Tối đa 8 ngày làm việc (Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA).
Thủ tục cấp đổi từ Căn cước công dân mã vạch
Việc cấp đổi Căn cước công dân mã vạch sang Căn cước công dân gắn chip tương tự như đổi Chứng minh nhân dân 09 số, 12 số sang Căn cước công dân gắn chip.
Khi đổi Căn cước công dân mã vạch sang Căn cước công dân gắn chip thì Căn cước công dân mã vạch cũng bị thu lại (khoản 3 Điều 24 Luật Căn cước công dân và khoản 8 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA).
Theo đó, từ ngày 01/7/2021, làm Căn cước công dân không cần điền Tờ khai.
Lưu ý chỉ duy nhất 01 trường hợp công dân được cung cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu là trong mã QR code trên thẻ Căn cước công dân không có thông tin về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ.
Các trường hợp còn lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân của công dân thông qua việc quét mã QR code trên thẻ Căn cước công dân.
Có thể bạn quan tâm
- Mã căn cước công dân các tỉnh được quy định như thế nào?
- Làm sổ đỏ có cần xác nhận tình trạng hôn nhân không
- Khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đối với căn cước công dân gắn chíp có định vị không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thành lập công ty tnhh, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc đổi sang Căn cước công dân gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số Căn cước công dân mã vạch trước đó. Vì thực tế, số trên Căn cước công dân gắn chip với số trên Căn cước công dân mã vạch là giống nhau, do đó, công dân không phải đi đổi lại các giấy tờ.
Sau khi được cấp Căn cước công dân gắn chip, công dân vẫn có thể thực hiện các giao dịch đã sử dụng số Căn cước công dân trước đây bình thường.
Tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
Như vậy, nếu thuộc các trường hợp quy định mà không đi đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip, người dân có thể bị phạt đến 500.000 đồng.
Việc cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip thay vì mã vạch như đã triển khai từ đầu năm 2016 xuất phát từ những nguyên nhân sau:
– Thẻ Căn cước công dân so với CCCD sử dụng mã vạch, Chứng minh nhân dân 09 số và 12 số, CCCD gắn chip có độ bảo mật cao hơn, có thể lưu trữ lượng thông tin lớn hơn.
– Thẻ CCCD gắn chip có thể tích hợp thêm nhiều thông tin quan trọng của công dân.