“Thưa luật sư, tôi làm trong ngành giáo dục đã lâu nhưng chưa biết quy chế xếp lương như thế nào. Đầu tiên tôi muốn hỏi về cách thức chia lương, ngoài ra thì tôi muốn biết thêm các quy định về xếp lương cơ bản. Và đơn đề nghị bổ nhiệm xếp lương theo chức danh nghề nghiệp như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp tôi.”
Những câu hỏi trên của bạn, chúng tôi sẽ đáp ứng ngay tại bài viết Luật sư X:
Đơn đề nghị bổ nhiệm xếp lương theo chức danh nghề nghiệp
Mẫu quyết định về việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh được cơ quan được nhà nước trao quyền; để ra quyết định về việc có nên bổ nhiệm; hay không bổ nhiệm chức danh công chức, viên chức và việc xếp lương các chức danh này theo pháp luật quy định. Mẫu quyết định về việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh là mẫu bản quyết định được lập ra; để quyết định về việc bổ nhiệm, xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức. Mẫu quyết định nêu rõ người được bổ nhiệm, nội dung xếp lương…
UBND TỈNH …
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: …/QĐ-SGD&ĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
…, ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức
GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ…(1) …;
Căn cứ…(1)…;
Theo đề nghị của Thủ trưởng ….(2)… và Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với …(3)…;
Từ ngạch ..(4)…, mã số: …(4)…, hệ số …(5)…., được chuyển sang chức danh nghề nghiệp ….(6)…, mã số: ….(6)….., hệ số ….(5)….., kể từ ngày ….. tháng …. năm …..
Thời gian xét nâng bậc lương lần sau tính từ ngày ….. tháng …. năm ……
Điều 2. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra; Thủ trưởng ……(1)….,Thủ trưởng các đơn vị liên quan và ….(7)….. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– Sở Nội vụ (để b/c);
-. ..(8)…;
– Lưu: VT, TCCB, (9)
GIÁM ĐỐC (10)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
Down mẫu đơn tại đây:
Hướng dẫn soạn viết mẫu quyết định bổ nhiệm
Việc xếp lương chức danh nghề nghiệp thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp:
(1) Các căn cứ pháp lý để ban hành Quyết định.
(2) Tên đơn vị quản lý viên chức.
(3) Họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác của người được chuyển chức danh nghề nghiệp.
(4) Ngạch, mã số ngạch của viên chức hiện hưởng.
(5) Hệ số lương .
(6) Chức danh nghề nghiệp và mã số được chuyển sang.
(7) Họ và tên người được chuyển chức danh nghề nghiệp.
(8) Các cơ quan, đơn vị, cá nhân để báo cáo, phối hợp, biết, thực hiện,…
(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần)
(10) Nếu người ký văn bản là Phó Giám đốc thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước, bên dưới ghi “PHÓ GIÁM ĐỐC”
Lưu ý: Việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực và chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức và theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp
Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin quy định tại Thông tư số 45/2017/TT-BTTTT; và Thông tư số 02/2018/TT-BNV phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, chuyên môn nghiệp vụ; đang đảm nhận của viên chức. Khi bổ nhiệm từ chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin; không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Thứ nhất, việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư 05/2018/TT-BNV phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
Căn cứ để xác định vị trí việc làm bao gồm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập; và mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thứ hai, Khi bổ nhiệm viên chức từ ngạch hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim; thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông không được kết hợp nâng bậc lương; hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Bậc lương ở đây được hiểu là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương của người lao động. Mỗi một bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định; theo quy định của pháp luật hiện hành. Ở mỗi ngạch lương nên có số lượng bậc lương nhất định để tạo ra sự biến thiên cần thiết từ mức lương tối thiểu; đến mức lương tối đa trong ngạch đó. Điều này để tạo nên sự khác biệt nhằm đảm bảo tính hợp lý, công bằng.
Về cách xếp lương: Xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp. Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định; và được cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin; thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.
Mời bạn xem thêm
- CHÍNH SÁCH MỚI VỀ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG TỪ THÁNG 02/2022
- CÁCH TÍNH LƯƠNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 2020 MỚI VÀ CHÍNH XÁC NHẤT
- MỨC LƯƠNG CỦA SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đơn đề nghị bổ nhiệm xếp lương theo chức danh nghề nghiệp“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu … của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
1. Viên chức được cơ sở giáo dục đại học công lập tuyển dụng theo quy định của pháp luật; đã thực hiện quy định về chế độ tập sự đối với viên chức và được thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học đánh giá đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.
2. Viên chức được thay đổi chức danh nghề nghiệp theo quy định của Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn.
Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Bậc lương ở đây được hiểu là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương của người lao động. Mỗi một bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định theo quy định của pháp luật hiện hành. Ở mỗi ngạch lương nên có số lượng bậc lương nhất định để tạo ra sự biến thiên cần thiết từ mức lương tối thiểu đến mức lương tối đa trong ngạch đó. Điều này để tạo nên sự khác biệt nhằm đảm bảo tính hợp lý, công bằng.