Đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Tải miễn phí

bởi Ngọc Gấm
Đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Tải miễn phí

Để giúp cho người dân dễ dàng hơn trong việc tố giác tội phạm với phía cơ quan nhà nước, các cơ quan công an đã cho công bố các mẫu đơn tố giác tội phạm để người dân sử dụng khi có nhu cầu. Tuy nhiên do hiện nay có quá nhiều trang thông tin được công bố đã khiến cho người dân khó có thể tải xuỗng mẫu đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản một cách miễn phí.

Hiểu được vấn đề đó, LSX xin được phép gửi đến quý bạn đọc mẫu đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Tải miễn phí.

Đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Tải miễn phí

Để tải xuống mẫu đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Tải miễn phí hiện nay, quý bạn đọc có thể tiến hành tải xuống bằng cách truy cập vào trang web của cơ quan công an địa phương. Trong trường hợp bạn không tìm thấy thông tin về việc tải xuống mẫu đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bạn có thể tham khảo mẫu đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản được cho phép tải miễn phí của LSX chúng tôi. Mong rằng mẫu văn bản mẫu này sẽ giúp ích cho quý đọc giả.

Phải lưu ý những gì khi làm đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Các lưu ý khi làm đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản chủ yếu xoay quanh các nội dung về quá trình mà bạn bị các đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó cần nêu chi tiết các thông tin về tội phạm mà bạn biết như họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nghề nghiệp, nơi cư trú, quá trình bọn tội phạm tiến hành quá trình lừa đảo chiếm đoạt tài sản , giá trị tổng số tài sản bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản giao động ở mức bao nhiêu, các nạn nhân đã từng bị đối tượng đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản (nếu có).

Đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Tải miễn phí
Đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Tải miễn phí

Thủ tục tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2023

Thủ tục tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2023 hiện nay khá đơn giản. Nếu bạn là một người không rành về pháp lý bạn chỉ cần đến có quan công an xã trình báo về sự việc bản thân bị ai đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bằng chứng kèm theo để chứng minh điều mình nói là sự thật. Sau khi tiếp nhận hồ sơ của bạn phía cơ quan công an sẽ xem xét, phân loại tội phạm, phân loại cơ quan có thẩm quyền và chuyển hồ sơ đến bộ phận giải quyết phù hợp nhất và xin số điện thoại để phản hồi thông tin cho bạn.

Bước 1: Đi đến cơ quan công an cấp xã để tố cáo tội phạm.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và phân về cấp có thẩm quyền.

Sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm quy định tại Điều 290 và Điều 174 Bộ luật Hình sự thì tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (cấp trên trực tiếp) để phân loại, thụ lý, giải quyết theo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch 01/2021 và Thông tư số 129/2021/TT-BCA .

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ và phản hồi lại cho người tố giác.

Khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm quy định tại Điều 290 và Điều 174 Bộ luật Hình sự thì chuyển ngay đến Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, thụ lý, giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 9 Thông tư số 28/2020/TT-BCA, Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BCA ngày 19/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an (Thông tư 56/2017/TT-BCA) quy định về phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thẩm quyền điều tra hình sự trong Công an nhân dân và các Đội điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 26/2018/TT-BCA ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BCA về phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thẩm quyền tra hình sự trong Công an nhân dân và các đội điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện).

Khung hình phạt đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khung hình phạt đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào mức độ phạm tội của đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với nạn nhân như thế nào. Ví dụ người phạm tội chỉ lừa đảo dưới 2 triệu thì sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu. Còn nếu người phạm tội lừa đảo trến 2 triệu đồng thì có nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải đối mặt vưới mức phạt thấp nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định ai lừa đảo qua mạng của người khác dưới 2 triệu đồng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.

Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về khung hình phạt đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

– Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật HS; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Ngoài hình phạt chính đã nêu trên, thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Bên cạnh đó, quý khách hàng hãy tìm hiểu thêm một số dịch vụ của chúng tôi như Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư qua website LSX.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Tải miễn phí” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Các nội dung cần kiểm tra trong đơn tố cáo?

– Nhân thân, lai lịch của người tố giác, người bị tố giác, bị hại và những người có liên quan.
– Hành vi, thủ đoạn, hậu quả, thời gian, địa điểm thực hiện phạm tội. Trong đó lưu ý xác minh: Thủ đoạn phạm tội (giả danh cơ quan tư pháp, mời góp vốn, kinh doanh đa cấp, hợp đồng kinh tế…); hình thức, lịch sử liên lạc, trao đổi giữa bị hại và người bị tố giác (số điện thoại, tài khoản zalo, facebook…); cách thức chuyển tiền, nhận tiền (thông tin về tài khoản chuyển tiền, nhận tiền, thời gian, địa điểm chuyển tiền; thời gian, địa điểm bị hại phát hiện bị chiếm đoạt….); kịp thời áp dụng các biện pháp khẩn cấp để xác minh, phong tỏa, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.
– Tố giác, tin báo về tội phạm đang được cơ quan nào giải quyết. Trường hợp nhiều cơ quan, đơn vị cùng nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì xác minh, phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin để giải quyết.
– Các vấn đề khác có ý nghĩa trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

Trách nhiệm của công an xã khi tiếp nhận hồ sơ?

Cơ quan điều tra phải tổ chức trực ban hình sự 24/24 giờ, Viện kiểm sát các cấp phải tổ chức trực nghiệp vụ 24/24 giờ để tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (kể cả tin báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng); phân loại và chuyển ngay cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Địa điểm tiếp nhận phải đặt ở nơi thuận tiện, có biển ghi tên cơ quan và thông báo rộng rãi để mọi người biết.

Cơ quan được phân vụ án giải quyết từ đơn tố giác cần làm gì?

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận. Nếu cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến báo tin về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận. Có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm