Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới 2022

bởi QuachThiNgocAnh
Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Theo chính sách khoan hồng của nhà nước thì người phạm tội khi xem xét nếu có những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật thì sẽ được giảm mức hình phạt mà họ phải chịu. Như trường hợp người phạm tội tích cực sửa chữa bồi thường thiệt hại cho bị hại, khắc phục hậu quả xảy ra hoặc người phạm tội trước đó có nhân thân tốt và việc phạm tội lần này là không đáng có thì cũng được xem xét để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Khi xét thấy cần giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo thì chính bản thân họ hoặc gia đình của họ hay người bị hại thường có đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Tuy nhiên do đơn này không có mẫu chuẩn do cơ quan nhà nước ban hành nên nhiều người cảm thấy lúng túng và không biết phải viết đơn này như thế nào? Cần trình bày những nội dung gì trong đơn? Gửi đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đến cơ quan nào? Để giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.

Cơ sở pháp lý

Quy định về giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là gì?

Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chính là việc cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào các tình tiết theo quy định của pháp luật để xem xét giảm nhẹ hơn về trách nhiệm mà đáng ra người này phải chịu khi thực hiện hành vi phạm tội tương ứng với Điều luật cụ thể tại Bộ luật hình sự. Trong đó tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những dấu hiệu chủ quan hoặc khách quan của hành vi phạm tội, không phải là dấu hiệu định tội hay định khung hình phạt mà chỉ là căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

Khi nào người phạm tội được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Theo quy định thì người phạm tội có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi Tòa án quyết định hình phạt nếu người này có một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự.

Ngoài căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ thì khi xem xét quyết định hình phạt với người phạm tội, cơ quan có thẩm quyền cần dựa trên các trường hợp cụ thể để giảm nhẹ hình phạt đối với họ.

Tòa án cũng có thể xem xét quyết định hình phạt với người phạm tội dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng. Căn cứ Điều 54 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

– Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự

-Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

– Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định một trong hai trường hoạt trên nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Đối với cá nhân

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với cá nhân được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể:

“ 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.”

Căn cứ Điểm 5 Mục I Công văn 212/TANDTC-PC năm 2019 và Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP thì các “tình tiết khác” được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bao gồm:

  • Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, bà mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:
  • Bị cáo có anh, chị, em ruột là liệt sỹ;
  • Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;
  • Người bị hại cũng có lỗi;
  • Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;
  • Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;
  • Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khỏe của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;
  • Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.

Trong từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

Đối với pháp nhân thương mại

Theo Điều 84 Bộ luật Hình sự, pháp nhân thương mại cũng được quy định một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như:

– Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

– Đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả gây ra;

– Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc có gây thiệt hại nhưng không lớn;

– Tích cực hợp tác với cơ quan phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

– Có nhiều đóng góp trong quá trình thực hiện chính sách xã hội.

Bên cạnh đó, khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác làm tình tiết giảm nhẹ, tuy nhiên lý do giảm nhẹ phải ghi rõ trong bản án.

Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là gì?

Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là mẫu văn bản được soạn nhằm đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Hiện nay, đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không có mẫu chung do pháp luật quy định mà chỉ là văn bản tự soạn thảo gồm đầy đủ các nội dung đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội vì một số lý do nào đó.

Người viết đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có thể là chính bị can/bị cáo trong vụ án; người đại diện, luật sư bào chữa; người thân, gia đình của họ hoặc thậm chí là bị hại/gia đình bị hại cũng có thể viết đơn này với mong muốn giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.

Mặc dù có đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng việc quyết định giảm nhẹ hay không thì cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào các quy định pháp luật. Việc có đơn chỉ là một trong các yếu tố để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ khi đặt cùng các căn cứ giảm nhẹ khác.

Tuy nhiên, việc viết đơn này cũng có ý nghĩa quan trọng với việc xác định hình phạt với bị cáo sau này.

Mẫu đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Xem trước và tải xuống mẫu Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn cách điền mẫu đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Người viết đơn cần chú ý khi điền các mục ở phía trên như sau:

(1): Họ tên cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp nhận đơn;

(2): Mối quan hệ với người được viết đơn (ví dụ như anh/chị/em/cha/mẹ/vợ/con …) hoặc tư cách tham gia tố tụng nếu trực tiếp viết đơn;

(3): Họ, tên người được xin giảm nhẹ;

(4): Thông tin vụ án (ví dụ “Trần Văn A” phạm tội “Cố ý gây thương tích”);

(5): Điền tên cơ quan hiện đang thụ lý giải quyết vụ án;

(6): Trình bày nội dung về nhân thân nếu có các tình tiết: nhân thân tốt, phạm tội lần đầu; là người có nhiều thành tích trong công tác; gia đình có công với Cách mạng (bố mẹ, ông bà là người có công với Cách mạng)…

(7): Trình bày hoàn cảnh gia đình khó khăn (nếu có): là trụ cột cho gia đình; có con nhỏ; vợ chồng/con cái/bố mẹ ốm đau phải chăm sóc…;

(8): Trình bày vắn tắt việc đã tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả (nếu có).

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới 2022”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, phá sản, giải thể doanh nghiệp hoặc để được tư vấn về các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư 247 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Gửi đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại đâu?

Căn cứ theo Điều 50 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), Điều 41, Điều 44 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021).
Do Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định hình phạt, trách nhiệm hình sự và Viện kiểm sát có quyền công tố, kiểm sát việc tiến hành hoạt động tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra là cơ quan có thẩm quyền điều tra đối với các vụ án vụ việc cho nên người viết đơn có thể nộp đơn cin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc Cơ quan điều tra trong suốt quá trình giải quyết vụ án khi viết đơn xin giảm nhẹ hình phạt, trách nhiệm hình sự.

Người viết đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là ai?

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự kể từ khi có quyết định khới tố vụ án thì bị can/bị cáo; người thân thích/người đại diện của họ để có quyền làm đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó ngay cả những người bị hại/ người đại diện của người bị hại cũng có thể viết đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội khi xét thấy người phạm tội có những tình tiết đáng được khoan hồng và giảm nhẹ hình phạt. Ví dụ như người phạm tội đã tích cực bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, trả lại tài sản cho người bị hại nên người bị hại muốn viết đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.

Cha mẹ bồi thường thiệt hại do hành vi của con gây ra thì con có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự cũng hướng dẫn rõ: Được áp dụng tình tiết nêu trên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị cáo là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 15 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;
b) Bị cáo là người từ đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nếu bị cáo không có tài sản;
c) Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;
Như vậy, nếu cha mẹ của người phạm tội đã tự nguyện bồi thường cho nạn nhân thì dù gia đình nạn nhân không nhận thì khi xét xử, Tòa án vẫn sẽ xem xét, áp dụng tình tiết giảm nhẹ này cho người con và giảm nhẹ hình phạt.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm