Người liên quan trong vụ án dân sự có quyền đưa ra yêu cầu độc lập khi cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm. Khi đó, việc soạn đơn yêu cầu độc lập là điều cần thiết. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ cách soạn đơn yêu cầu độc lập. Vậy cách viết đơn yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Người liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự không?
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (gọi chung là người liên quan) trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng khi giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ có thể tự mình để nghị hoặc đương sự khác đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng. Ngoài ra Toà án có thể chủ động đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người liên quan.
Khi tham gia vào vụ án dân sự, bên cạnh việc đứng về phía nguyên đơn hoặc đứng về phía bị đơn, người liên quan còn tham gia với vai trò độc lập để đưa ra yêu cầu của mình. Theo đó, Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định người liên quan có thể có yêu cầu độc lập. Về bản chất, yêu cầu độc lập của người liên quan cũng là một yêu cầu khởi kiện, có thể được khởi kiện thành vụ án độc lập. Tuy nhiên, nếu giải quyết yêu cầu độc lập trong một vụ án khác sẽ không bảo vệ kịp thời quyền lợi của người liên quan nên yêu cầu này phải được giải quyết trong cùng vụ án.
Cách viết đơn yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự
Đơn yêu cầu độc lập của người liên quan gồm những nội dung gì?
Đơn yêu cầu độc lập của người liên quan gồm một số nội dung cơ bản sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự;
- Họ tên, địa chỉ, số điện thoại của người liên quan có yêu cầu độc lập;
- Nội dung vụ việc làm dẫn tới tranh chấp;
- Nêu những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết;
- Lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề trên;
- Căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề trên;
- Danh mục tài liệu, chứng cứ chứng minh;
- Ký tên.
Lưu ý cách viết đơn yêu cầu độc lập của người liên quan
- Tòa án nhân dân tiếp nhận và xử lý đơn là Tòa án nơi thụ lý vụ án;
- Ghi rõ tư cách tham gia tố tụng là người liên quan trong vụ án gì, thụ lý tại thời điểm nào, nguyên đơn và bị đơn là ai;
- Ở cuối đơn nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu đó. Nếu là cơ quan tổ chức yêu cầu thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình; và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Tài liệu, chứng cứ đính kèm đơn yêu cầu độc lập
Ngoài đơn yêu cầu độc lập của người liên quan thì trong hồ sơ cần đính kèm các tài liệu chứng minh tính hợp pháp của yêu cầu độc lập. Người viết đơn cần ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ; kèm theo đơn yêu cầu gồm có những gì, là bản chính hay bản sao và đánh số thứ tự rõ ràng.
Ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của…;
2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của…
Điều kiện để đơn yêu cầu độc lập được tiếp nhận và thụ lý
Căn cứ theo khoản 1 Điều 201 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì yêu cầu độc lập của người liên quan được Tòa án chấp nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
- Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
- Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Trường hợp đơn yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng một vụ án thì người liên quan có thể khởi kiện vụ án khác.
Có thể bạn quan tâm
- Trình tự thủ tục khởi kiện vụ án dân sự
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có bắt buộc phải tới phiên tòa hay không?
- Mẫu đơn kháng cáo vụ án dân sự
- Đơn đề nghị không tiến hành hòa giải vụ án dân sự theo mẫu
Liên hệ Luật sư
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Cách viết đơn yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định người liên quan có thể có yêu cầu độc lập.
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tòa án nhân dân tiếp nhận và xử lý đơn;
– Họ tên, địa chỉ, số điện thoại của người liên quan;
– Nội dung vụ việc làm dẫn đến tranh chấp;
– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết;
– Lý do, mục đích yêu cầu;
– Căn cứ của việc yêu cầu;
– Tài liệu, chứng cứ;
– Ký tên.
Theo khoản 1 Điều 201 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì yêu cầu độc lập của người liên quan được Tòa án chấp nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:
– Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
– Yêu cầu độc lập có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
– Yêu cầu độc lập được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.