Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có bắt buộc phải tới phiên tòa hay không?

bởi Luật Sư X

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có bắt buộc phải tới phiên tòa hay không? Theo đó, việc xét xử trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa xét xử được quy định như thế nào? Theo đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tốt nhất thì pháp luật hiện hành đã có những quy định gì về vấn đề pháp lý này? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

1. Theo Bộ luật tố tụng dân sự:

a. Sự có mặt của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại phiên tòa khi tòa triệu tập lần thứ nhất:

Theo quy định tại tại Khoản 1 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì:

Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

Mặt khác, đương sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 gồm những chủ thể sau đây:

Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự

1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Theo đó, đương sự là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa Tòa án sau khi được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, nếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

b. Sự có mặt của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại phiên tòa khi tòa triệu tập lần thứ hai:

Căn cứ tại điểm đ Khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau thì:

Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Theo đó, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của họ, đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ. Tuy nhiên nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể ra quyết định hoãn phiên tòa, nhưng nếu lý do vắng mặt không thuộc các trường hợp bất khả kháng thì theo đó, nếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu nguyên đơn và bị đơn đều đồng ý. Trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

2. Theo bộ luật tố tụng hình sự:

Căn cứ tại Điều 292 Bộ luật tố tụng 2015 có quy định như sau:

Điều 292. Sự có mặt của bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ

1. Nếu bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.

2. Trường hợp xét thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tại điểm g Khoản 1 Điều 4 có giải thích đương sự trong vụ án hình sự gồm như người sau đây:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

1. Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

g) Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

Như vậy, theo pháp luật hiện hành không yêu cầu một cách rõ ràng, cụ thể về việc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự vắng mặt thì vẫn có thể tiến hành xét xử hay sẽ ra quyết định hoãn phiên tòa, tất cả phụ thuộc vào ý chí, sự xem xét, cân nhắc của Hội đồng xét xử. Ngoài ra, trường hợp xét thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo quy định của pháp luật.

3.Theo luật tố tụng hành chính:

a. Sự có mặt của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại phiên tòa khi tòa triệu tập lần thứ nhất:

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 157 Luật tố tụng hành chính 2015 có quy định như sau:

Điều 157. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.

Theo đó, tại Khoản 7 Điều 3 Luật tố tụng hành chính có giải thích về đương sự như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

7. Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Như vậy, sau khi tòa án đã triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có mặt tại phiên tòa, nếu không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định hoãn phiên tòa. Tòa án thông báo cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan , người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan biết việc hoãn phiên tòa.

b. Sự có mặt của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại phiên tòa khi tòa triệu tập lần thứ hai:

Căn cứ tại Điểm c Khoản 2 Điều 157 Luật tố tụng hành chính 2015 có quy định như sau:

Điều 157. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

c) Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

Như vậy, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của họ, đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ. Tuy nhiên nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể ra quyết định hoãn phiên tòa, nhưng nếu lý do vắng mặt không thuộc các trường hợp bất khả kháng thì theo đó, nếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt (cũng không có người đại diện tham gia phiên tòa) thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

Mong bài viêt hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị 

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư trạnh tụng tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm