Chào Luật sư, Luật sư có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng bảo hiểm y tế không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Một trong những loại bảo hiểm bắt buộc phải đóng khi tham gia lao động đó chính là bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên không phải ai khi tham gia vào bảo hiểm xã hội cũng hiểu rõ về loại bảo hiểm này. Từ đó có rất nhiều câu hỏi được đặt ra từ vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội. Chẳng hạn như câu hỏi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng bảo hiểm y tế không? LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm y tế là gì?
Theo quy định tại khoản 1.2 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế thì bảo hiểm y tế được quy định như sau:
– Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật BHYT để chăm sóc sức khỏe; không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hiện nay tại Việt Nam
– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã; phường; thị trấn theo quy định của pháp luật.
– Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
- Người hưởng lương hưu; trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
- Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
- Cán bộ xã; phường; thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng;
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành thì:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội gồm 02 loại bắt buộc và tự nguyện.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội hiện nay tại Việt Nam
– Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
– Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
– Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
– Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 2 sau đây gọi chung là người lao động.
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng bảo hiểm y tế không? Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế. Bởi đây là 02 loại bảo hiểm với 02 chức năng hoàn toàn khác nhau.
- Với bảo hiểm y tế: Mục đích là để chăm sóc sức khỏe;
- Còn đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện: Thì mục đích là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Trong đó đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện người tham gia được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Từ định nghĩa của 02 loại bảo hiểm đó; ta suy ra nếu chỉ đóng một mình bảo hiểm xã hội tự nguyện mà đòi hưởng luôn bảo hiểm y tế là không được.
Tuy nhiên theo quy định của pháp luật; pháp luật không giới hạn bạn được tham gia bao nhiêu loại bảo hiểm cả; cho nên nếu bạn vừa tham gia bảo hiểm xã hội vừa tham gia bảo hiểm y tế. Khi đó nếu bạn rơi vào một trường hợp vừa được hưởng bảo hiểm y tế; vừa được hưởng bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ được hưởng cả 02 loại bảo hiểm mà bạn đã tham gia.
Như vậy thông qua giải thích trên ta đã trả lời được câu hỏi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng bảo hiểm y tế không.
Mời bạn xem thêm
- Dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp có được hay không?
- Quy định về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp hiện nay
- Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định hiện nay
- Chế độ ưu tiên trong hải quan đối với doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện nay
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng bảo hiểm y tế không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; chi phí đổi tên giấy khai sinh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Đối với trường hợp công ty đã đóng bảo hiểm xã hội với mức tiền lương thực tế của người lao động; mà người lao động muốn đóng thêm; để sau này được hưởng lương hưu cao hơn; người lao động cần thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tăng lương cho mình.
Theo Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; các trường hợp người lao động sau đây không được nhận bảo hiểm xã hội một lần:
– Người lao động chưa đủ 01 năm nghỉ việc;
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu và đủ 20 năm đóng BHXH;
– Người lao động mắc bệnh nhưng không phải bệnh hiểm nghèo;
– Người lao động không chứng minh được đang định cư ở nước ngoài;
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP :
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng, là người giúp việc gia đình và người lao động mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hằng tháng dưới đây thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
a) Người đang hưởng lương hưu hằng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23.1.1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26.7.1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;
c) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4.8.2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng (Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg);