Đồng phạm tội buôn lậu xử phạt như thế nào?

bởi Sao Mai
Đồng phạm tội buôn lậu xử phạt như thế nào?

Vào những dịp cuối, hoạt động kinh doanh vận chuyển trái pháp pháp nổ, buôn lậu ở các khu vực biên giới có xu hướng tăng cao. Thông thường, người buôn lậu không thực hiện phạm tội một mình, mà một người buôn lậu có thể thu hút và liên hệ hợp tác cùng nhiều kẻ cùng phạm tội buôn lậu với mình hơn vì giá trị kinh tế thu lại từ việc buôn lậu khá hậu hĩnh. Để biết thêm những vấn đề liên quan đến loại tội phạm này mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết: “Đồng phạm tội buôn lậu xử phạt như thế nào?

Căn cứ pháp luật

Như thế nào là đồng phạm tội buôn lậu ?

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hoá hoặc ngoại tệ; kim khí và đá quý, những vật phẩm có giá trị lịch sử; văn hoá; mà nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu; hoặc buôn bán hàng hoá nói chung qua biên giới mà trốn thuế và trốn sự kiểm tra của hải quan.

Căn cứ theo quy định tại điều 17, Luật Hình Sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017, định nghĩa: đồng phạm là những hành vi phạm tội của từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Đồng phạm của tội buôn lậu là: Hành vi cố ý của từ hai người trở lên nhằm mục đích đưa hàng hóa vượt qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại để tiêu thụ mà không thông qua Hải quan để trốn thuế hoặc buôn bán các mặt hàng cấm.

Tội buôn lậu bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điều 188 Bộ Luật Hình Sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 thì tội buôn lậu sẽ bị xử lý tùy theo mức độ nặng nhẹ và tính chất của vụ việc như sau:

  • Thứ nhất: Trường hợp buôn lậu mà vật phạm pháp là cổ vật, di vật; Các loại hàng hóa, tiền tệ Việt Nam, ngoại tệ, đá quý, kim khí quý có giá trị từ 100 – 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về các hành vi quy định trong điểm a, khoản 1, điều 188, Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 hoặc đã bị kết án về các tội trên mà chưa xóa án tích. Vật phạm pháp là cổ vật, di vật.  thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc bị phạt 06 tháng đến 03 năm tù giam.
  • Thứ hai: trường hợp phạm tội có tổ chức, mang tính chất chuyên nghiệp; lợi dụng chức vụ quyền hạn, danh nghĩa của cơ quan tổ chức… Theo quy định tại khoản 2 Điều 188 Bộ Luật Hình sự sẽ bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 700 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm tùy trường hợp.
  • Thứ ba: trường hợp vật phạm pháp giá trị từ 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính tương đương giá trị từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng sẽ bị phạt tiền từ 1.5 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc bị phạt tiền từ 7 năm đến 15 năm.
  • Thứ tư: trường hợp vật phạm pháp từ 1 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc lợi dụng chiến tranh, thiên tai dịch bệnh thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm.

Như vậy, tùy theo mức độ phạm tội khác nhau sẽ có với khung hình phạt tương ứng.

Đồng phạm tội buôn lậu xử phạt như thế nào?
Đồng phạm tội buôn lậu xử phạt như thế nào?

Đồng phạm tội buôn lậu xử phạt như thế nào?

Trường hợp người vận chuyển được thuê qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại mà biết rõ mục đích buôn bán kiếm lời của người thuê mình, cũng sẽ bị xử lý về tội này với vai trò đồng phạm.

  • Thứ nhất: Nguyên tắc xác định trách nhiệm chung khi phạm tội: tất cả người phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự chung về tội phạm đã xảy ra. Điều này xuất phát từ tính liên kết hành vi của các đồng phạm để thực hiện cùng một tội phạm. Hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân để gây ra hậu quả chung là tội phạm được thực hiện. Vì vậy, trong nguyên tắc xét xử thì những người đồng phạm đều bị truy tố về tội phạm họ đã thực hiện, đều bị áp dụng hình phạt của tội phạm mà họ đã cùng nhau thực hiện. Mọi đồng phạm trong vụ án đều bị áp dung chung thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Thứ hai: Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự theo tính độc lập của từng đồng phạm trong vụ án. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 và Điều 17 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về cùng một tội phạm mình đã thực hiện. Nguyên tắc này dựa trên tính chất và mức độ tham gia gây án của những người đồng phạm là khác nhau. Đồng thời khi xét xử Tòa án cũng dựa trên đặc điểm nhân thân của từng người khác nhau, tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng khác nhau. Tính độc lập về trách nhiệm hình sự trong cùng một tội phạm được thể hiện cụ thể là: dựa trên mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đến đâu thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm tới đó. Người đồng phạm này không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành (căn cứ Khoản 4 Điều 17 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017).

Như vậy, để xác định được trách nhiệm hình sự của anh bạn là đồng phạm trong vụ án buôn lậu cần phải dựa vào hai nguyên tắc trên, để xem xét đánh giá mức độ phạm tội mà có các khung hình phạt tương ứng. Họ đều phải chịu trách nhiệm cho hành vi buôn lậu của mình, tuy nhiên trong quá trình xét xử cụ thể Tòa án sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ của hành vi gây ra hậu quả tới đâu thì chịu trách nhiệm hình sự tương ứng từng mức theo quy định tại Điều 188 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đồng phạm tội buôn lậu xử phạt như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đổi tên mẹ trong giấy khai sinh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Buôn bán rượu lậu ngày Tết, bị xử lý như thế nào?

Hành vi buôn bán rượu lậu có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cụ thể: 
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu..
Nếu áp dụng quy định trên, tùy mức độ vi phạm, người bán rượu lậu có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng, nếu trực tiếp nhập lậu thậm chí có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng.

Đồng phạm với tội buôn bán thuốc lá lậu bị xử lý ra sao?

Theo quy định của pháp luật; đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm; như vậy tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh; cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.
Cụ thể, tại điều 58, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm; Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng; hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Thuốc lá lậu nhập từ 1.000 bao trở lên thì sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự?

Với số lượng trên 500 bao bạn có thể bị khởi tố hình sự tại điều 191 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cũng theo nghị định Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng xử phạt vi phạm hành chính sản xuất buôn bán hàng giả cấm, cụ thể tại điều 25 ” Đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự”

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm