Nghị định 123/2020 Nghị định quy định về hóa đơn, chứng từ được ban hành ngày 19/10/2020. Nghị định quy định về việc quản lý, sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; việc quản lý, sử dụng chứng từ khi thực hiện các thủ tục về thuế, thu phí; lệ phí và quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan; tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ.
Để cho các bạn đọc hiểu rõ hơn quy định nghị định này. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về nội dung nghị định này nhé
Download Nghị định 123 năm 2020
Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn chứng từ; theo đó hóa đơn và chứng từ được hiểu như sau:
– Hóa đơn: được hiểu là chứng từ kế toán do tổ chức; cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa; cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
- Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế; được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức; cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa; cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật
- Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là; hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức; cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế
– Chứng từ: Chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ; các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chứng từ theo quy định tại Nghị định này bao gồm; chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí; lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in.
- Chứng từ điện tử bao gồm; các loại chứng từ, biên lai được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức; cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc do tổ chức thu thuế, phí; lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí; lệ phí, pháp luật thuế.
- Chứng từ đặt in, tự in bao gồm; các loại chứng từ, biên lai được thể hiện ở dạng giấy do cơ quan thuế, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí đặt in theo mẫu để sử dụng hoặc tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi khấu trừ thuế, khi thu thuế,phí, lệ phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.
Download Nghị định 123 năm 2020 file word
Nội dung tại nghị định 123/2020/NĐ-CP bao gồm những phần sau:
Nghị định gồm 5 chương
Chương 1: Quy định về những quy định chung; gồm phạm vi và đối tượng điều chỉnh, nguyên tắc và các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ,
Chương 2: Quy định đối với hóa đơn
- Mục 1: quy định về các loại hóa đơn, thời điểm lập hóa đơn và nội dung hóa đơn
- Mục 2: Quy định về hóa đơn điện tử; định dạng của hóa đơn, áp dụng hóa đơn, cung cấp dịch vụ hóa đơn, ngưng sử dụng hóa đơn, lập hóa đơn điện tử…
- Mục 3: Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in; áp dụng và quy định hóa đơn do cơ quan thuế đặt in,…
Chương 3: Quy định đối với chứng từ
- Mục 1: Quy định chung đối với các loại chứng từ, thời điểm lập và nội dung chứng từ
- Mục 2: Quy định về chứng từ điện tử
- Mục 3: Quy định về biên lai giấy theo hình thức đặt in, tự in
Chương 4: Xây dựng tra cứ thông tin hóa đơn, chứng từ
- Mục 1: Xây dựng thông tin hóa đơn, chứng từ
- Mục 2: Tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử
Chương 5: Quyền và nghĩa vụ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ.
Mời bạn tải xuống nội dung Nghị định 123/2020/NĐ-CP File word:
Nội dung đáng chú ý tại nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ:
Cụ thể, bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hoá đơn điện tử như sau:
“2. Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.”
“4. Kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành.”
Như vậy, không còn bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế từ ngày 01/11/2020.
Đồng thời các Nghị định 51/2010/NĐ-CP , Nghị định 04/2014/NĐ-CP và Nghị định 119/2018/NĐ-CP tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30/6/2022.
Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hoá đơn, chứng từ điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP trước ngày 01/7/2022.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin liên hệ Luật sư X
Luật sư X mong rằng biểu mẫu “Download Nghị định 123 năm 2020” sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong cuộc sống.
Quý khách hàng nếu muốn quan tâm đến thủ tục đăng ký bảo hộ logo, đăng ký thương hiệu, giấy tờ hành chính,… vui lòng liên hệ Luật sư X để được tư vấn tận tình, nhiệt huyết.
Liên hệ Luật sư X qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi liên quan
Hóa đơn, chứng từ giả là hóa đơn, chứng từ được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn, chứng từ đã được thông báo phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn, chứng từ hoặc làm giả hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử.
Chứng từ đặt in, tự in bao gồm các loại chứng từ, biên lai được thể hiện ở dạng giấy do cơ quan thuế, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí đặt in theo mẫu để sử dụng hoặc tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi khấu trừ thuế, khi thu thuế,phí, lệ phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.
Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế.