Tình hình tội phạm ma túy trên các tuyến biên giới đất liền diễn biến hết sức phức tạp. Trong thời gian dịch bệnh, các lực lượng chức năng kiểm soát rất chặt chẽ người và phương tiện lưu thông qua biên giới, tuy nhiên tình trạng vận chuyển trái phép ma túy từ nước ngoài vào nước ta qua biên giới vẫn diễn ra, thậm chí với số lượng rất lớn.
Cùng Luật sư X tìm hiểu về dự báo tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trong thời gian tới qua bài viết dưới đây.
Dự báo tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trong thời gian tới
Thuật ngữ dự báo được sử dụng để biểu thị việc nghiên cứu xã hội học cụ thể mà mục đích của nó là thu nhận được những thông tin đầy đủ, cụ thể về trạng thái trong tương lai của một khách thể xã hội nào đó. Dự báo tình hình tội phạm về thực chất là phán đoán khả năng của tình hình tội phạm trong tương lai. Nó chính là cơ sở của việc xây dựng các chương trình và kế hoạch phòng ngừa tội phạm trong phạm vi cả nước hay từng khu vực địa lý nhất định; là cơ sở hình thành nhiệm vụ, phương hướng phòng ngừa tội phạm cụ thể.
Theo thống kê của C04, hiện nay toàn quốc có hơn 246.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, đây là “nguồn cầu” tiêu thụ ma túy rất lớn. Trong khi đó, công tác quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện, quản lý sau cai nghiện chưa thực sự hiệu quả, gây áp lực không nhỏ đến công tác phòng, chống tội phạm ma túy. Tình hình tội phạm tổ chức, chứa chấp, lôi kéo người khác sử dụng trái phép ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự bất chấp các biện pháp giãn cách xã hội, phòng chống dịch tại nhiều địa phương và có xu hướng chuyển địa điểm sang nhà nghỉ, khách sạn, chung cư, khu nghỉ dưỡng…
Quán triệt mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ, giải pháp của Bộ Công an đề ra trong năm 2022 là phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm, tạo chuyển biến tích cực về trật tự an toàn xã hội hơn năm trước, góp phần từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh. Trong năm 2022, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tập trung các nhiệm vụ: Kiểm soát được tình hình tội phạm ma túy, không để tội phạm ma túy cấu kết, móc nối hoạt động giữa 4 tuyến trọng điểm và với các tuyến, địa bàn khác; kết hợp mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma túy trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào, Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia. Đồng thời, triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế cụ thể, hiệu quả để phòng ngừa, ngăn chặn ma túy từ xa, từ sớm, không để nước ta trở thành địa bàn sản xuất, trung chuyển ma túy quốc tế.
Theo thống kê của C04, toàn lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy năm qua đã phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ hơn 26.000 vụ, với hơn 38.000 đối tượng; thu giữ hơn 680kg heroin; hơn 2,7 tấn và 2,3 triệu viên ma túy tổng hợp; gần 1 tấn cần sa; hơn 140kg thuốc phiện, 274 khẩu súng, hàng trăm viện đạn, hơn 23 tỷ đồng cùng nhiều vật chứng có liên quan. Đã khởi tố mới hơn 22.600 vụ, với 30.000 bị can phạm tội về ma túy.
Trong khi đó, riêng lực lượng của C04 đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, đấu tranh, khám phá 74 vụ, bắt giữ 213 đối tượng, thu giữ hơn 200kg heroin; hơn 1 tấn và hơn 1,8 triệu viên ma túy tổng hợp. Cùng với đó, thu giữ 13 khẩu súng, 1 lựu đạn…
Các biện pháp đẩy lùi các tội phạm về ma túy
Những biện pháp loại trừ tội phạm được hiểu là các biện pháp do Đảng và Nhà nước, các tổ chức và đoàn thể xã hội và mọi công dân tiến hành nhằm nâng cao mọi mặt của đời sống xã hội và đẩy lùi những yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến lối sống cộng đồng, ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành nhân cách của từng cá nhân. Đề xuất các biện pháp đẩy lùi các tội phạm về ma túy gồm các biện pháp cơ bản sau:
Biện pháp về kinh tế xã hội
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo… Những biện pháp nhằm phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo trong xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện, đều là những biện pháp có giá trị to lớn và quyết định để giải quyết vấn đề tội phạm trong xã hội. Những nhược điểm, khiếm khuyết hay sai lầm trong các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội cũng sẽ mang lại hậu quả xấu không chỉ đối với đời sống kinh tế của xã hội mà còn làm cho tình hình tội phạm ở mỗi giai đoạn có sự diễn biến tiêu cực hơn. Những giải pháp về kinh tế, xã hội có tác động trực tiếp đến các nguyên nhân gốc rễ của tội phạm, vì vậy, chúng có ý nghĩa quyết định đối với việc phòng ngừa tội phạm.
Biện pháp về văn hóa giáo dục
Văn hóa và giáo dục là hai yếu tố trực tiếp hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người trong xã hội. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay, những sai lầm, khiếm khuyết trong công tác giáo dục và trong hoạt động văn hóa sẽ có ảnh hưởng lớn hơn, nhanh hơn, phạm vi bao trùm hơn đến sự hình thành những nhân cách sai lệch, nguồn phát sinh tội phạm trong xã hội.
Biện pháp về tổ chức, quản lý xã hội
Đấu tranh phòng chống ma túy với tính chất là một hoạt động của các cơ quan Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trong lĩnh vực này cần phải được xác lập về mặt pháp luật phù hợp với đòi hỏi của cuộc sống, phản ánh được các quan hệ xã hội phù hợp với những quy luật của bản thân pháp luật với tính chất là một hiện tượng xã hội. Biện pháp này hướng tới sự hoàn thiện, củng cố bộ máy Nhà nước, đẩy mạnh công khai, dân chủ, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, trong mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với công dân.
Biện pháp về pháp luật
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống ma túy là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy ở Việt Nam và các quốc gia khác trên toàn thế giới. Việc xây dựng các chính sách pháp luật tại Việt Nam dựa trên nền tảng chung là Công ước quốc tế và kiểm soát ma túy: Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 (sửa đổi theo Nghị định thư 1972); Công ước về các chất hướng thần năm 1971; Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần năm 1988).
Xuất phát từ thực trạng của hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay, các biện pháp phòng ngừa các tội phạm về ma túy thông qua hệ thống pháp luật phải bao gồm các nội dung cơ bản sau: Hoàn thiện cơ chế làm luật; hoàn thiện hệ thống pháp luật,… Đặc biệt, phải khắc phục được những tồn tại hạn chế như: Thiếu thống nhất; chưa chặt chẽ; chưa khả thi trong thực tế; thiếu cơ chế phối hợp thực hiện;… Việc thường xuyên rà soát các quy định của pháp luật nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế của pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy là hết sức cần thiết. Vì vậy, cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy phạm pháp luật hình sự để nghiêm trị các hành vi, tội phạm về ma túy.
Mời bạn xem thêm:
- THEO QUY ĐỊNH VẬN CHUYỂN MA TÚY BAO NHIÊU THÌ BỊ TỬ HÌNH?
- MỨC XỬ PHẠT LỖI ĐIỀU KHIỂN XE MÀ TRONG CƠ THỂ CÓ CHẤT MA TÚY MỚI NHẤT?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Dự báo tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trong thời gian tới“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty trọn gói, công chứng ủy quyền tại nhà mẫu tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, bảo hộ logo độc quyền, hợp thức hóa lãnh sự, dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu quy hoạch xây dựng …của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
– Người sử dụng ma túy thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy nên bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ dùng thử ma túy cho dù chỉ thử một lần nhưng vẫn bị nghiện ma túy.
– Mặt trái cơ chế thị trường luôn là mảnh đất cho các loại tệ nạn xã hội phát triển, đặc biệt là tệ nạn ma túy, đã tác động vào tầng lớp thanh, thiếu niên lối sống thực dụng, thích ăn chơi, hưởng thụ nhưng không chịu lao động,…
– Ý thức giáo dục, quan tâm con cái của một số gia đình bị buôn lỏng.
– Công tác quản lý, giúp đỡ người nghiện ma túy, những người sau cai nghiện còn bộc lộ nhiều sơ hở, thiếu sót như: các đoàn thể chính trị kể cả nhà trường không kiểm soát, phát hiện kịp thời người có biểu hiện nghiện ma túy để có biện pháp cai nghiện kịp thời.
Với số lượng lớn tội phạm về ma túy đã điều tra, truy tố, xét xử và áp dụng các hình phạt hình sự trên toàn quốc trong thời gian qua thì nhất thiết phải quan tâm đến phòng ngừa tái phạm, tái phạm nguy hiểm nhằm ngăn chặn sự lặp lại của hành vi phạm tội đối với những người đã chấp hành xong hình phạt, đã trở lại với cộng đồng, xã hội hoặc đang được áp dụng các hình phạt án treo, cải tạo không giam giữ. Theo đó, cần tập trung vào các vấn đề:
– Về phía người phạm tội;
– Về phía nạn nhân;
– Về phía các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Các biện pháp này gồm có 3 đối tượng tác động:
(1) Tác động vào phương thức thực hiện các tội phạm về ma túy;
(2) Tác động vào chủ thể tiềm tàng của các tội phạm về ma túy;
(3) Tác động vào nạn nhân tiềm tàng của các tội phạm về ma túy.
Các lực lượng chức năng có nhiệm vụ nắm vững tình hình tội phạm về ma túy ở những vùng, những khu vực hay lĩnh vực có nguy cơ cao của sự thực hiện các tội phạm cụ thể về ma túy (những người có điều kiện, khả năng phạm tội về ma túy).