Giá đền bù đất làm đường cao tốc là bao nhiêu?

bởi Hữu Duy
Giá đền bù đất làm đường cao tốc

Làm đường cao tốc phải giải phóng rất nhiều nhiều đất mặt bằng cũng như đất phục vụ cho việc làm nên tuyến đường đó. Khi đó, công tác đền bù đất sẽ được tiến hành. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Giá đền bù đất làm đường cao tốc” qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Nguyên tắc đền bù đất làm đường cho người dân

Không phải người dân nào cũng đủ điều kiện được đền bù khi bị nhà nước thu hồi đất. Việc nắm chắc các điều kiện được đền bù dựa trên các văn bản luật đền bù đất đai khi mở đường sẽ giúp độc giả an tâm hơn khi bản thân hoặc người thân bị thu hồi đất đai.

Theo các quy định, người sử dụng đất có đủ điều kiện được bồi thường đất (có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận theo quy định Điều 101, 102 của Luật Đất đai 2013, các Điều 20, 22, 23, 25, 27 và 28 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) thì sẽ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Về nguyên tắc bồi thường thu hồi đất được quy định trong Điều 42 Luật đất đai quy định. Người có đất bị thu hồi nếu có đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 của Luật này thì người bị thu hồi đất được bồi thường về đất có cùng mục đích sử dụng. Nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.

Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền. Ngoài ra, người dân còn được hỗ trợ về chi phí di chuyển, hỗ trợ tái định cư.

Điều kiện được đền bù đất làm đường

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

– Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

– Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

– Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Quy định về giá đền bù đất làm đường

Mỗi loại đất có mục đích sử dụng khác nhau, có khung giá đền bù khác nhau. Vì vậy, khi đủ điều kiện đền bù mà bị thu hồi thì người dân sẽ được đền bù theo quy định đền bù đất làm đường và giá đền bù đất quy hoạch giao thông sẽ do UBND tỉnh/thành phố quyết định tại thời điểm thu hồi.

Căn cứ khoản 2 điều 74, khoản 3 và khoản 4 điều 114 Luật Đất đai năm 2013, khi Nhà nước thu hồi đất để làm đường, tiền bồi thường cho phần đất bị thu hồi sẽ xác định theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất (không áp dụng bảng giá đất).

Theo đó, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể. Giá đất sẽ được áp dụng khi tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Quy định đền bù đất thổ cư làm đường

Trường hợp người dân bị thu hồi đất thổ cư có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (được cấp hợp pháp) thì đã đủ điều kiện để bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, không phụ thuộc vào việc đất có nằm trong quy hoạch. Về giá tính bồi thường đất thổ cư là giá đất cụ thể do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

Ngoài ra, trường hợp không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất mà đủ điều kiện cấp Sổ đỏ khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất sẽ được bồi thường về đất, bạn đọc xem chi tiết tại  khoản 1 Điều 13 Nghị định 47/2014/NĐ-CP.

Giá đền bù đất làm đường cao tốc
Giá đền bù đất làm đường cao tốc

Giá đền bù đất làm đường cao tốc như thế nào?

Theo quy định của nhà nước, khi thu hồi đất ở của người dân mà có đủ điều kiện được đền bù (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) sẽ thực hiện đền bù đất thổ cư làm đường theo chính sách và đơn giá bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79, Luật Đất đai 2013.

Vị dụ: Tại tỉnh Đồng Nai, dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn qua huyện Xuân Lộc, đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, giá đất được tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất có mức giá thấp nhất là 120 ngàn đồng/m2 và cao nhất là hơn 4,8 triệu đồng/m2 tùy vị trí đất.

Đường cao tốc, đường vành đai là những dự án mở đường được chính phủ phê duyệt nhiều năm, nhưng vấn đề nan giải là công tác giải phóng mặt bằng khá phức tạp.

Theo quy định của nhà nước, khi thu hồi đất ở của người dân mà có đủ điều kiện được đền bù (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) sẽ thực hiện đền bù đất thổ cư làm đường theo chính sách và đơn giá bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79, Luật Đất đai 2013.

Phần đất không có đủ điều kiện đền bù sẽ được bồi thường theo giá đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 77, Luật Đất Đai 2013. Đơn giá bồi thường tùy thuộc vào địa phương của người dân. Phần tài sản trên trên đất cũng sẽ được bồi thường theo quy định về bồi thường tài sản trên đất.

Tại Đồng Nai, cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn qua huyện Xuân Lộc, đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất có mức giá thấp nhất là 120 ngàn đồng/m2 và cao nhất là hơn 4,8 triệu đồng/m2 tùy vị trí đất.

Tại xã Đức Thịnh, Hà Tĩnh giá đất nông nghiệp được áp giá đền bù là 42.600 đồng/m2 khi nhà nước thu hồi đất làm đường cao tốc Bắc –Nam.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Giá đền bù đất làm đường cao tốc”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Mức bồi thường thu hồi đất, chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, giá đất bồi thường khi thu hồi đất, quy định tạm ngừng kinh doanh… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bảng giá tiền đền bù đất giao thông hiện nay là gì?

Đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất phi nông nghiệp…khi bị thu hồi nếu có đủ điều kiện người dân sẽ được đền bù bằng đất hoặc tiền, ngoài ra có thể được đền bù thêm chi phí đầu tư vào đất. Bảng giá, đơn giá, hệ số đền bù sẽ do địa phương quyết định căn cứ vào nhiều yếu tố.

Có những hình thức nào đền bù đất khi bị thu hồi để làm đường?

– Một là đền bù bằng đất: Việc đền bù này được thực hiện bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng với đất thu hồi. Loại đất bị thu hồi là đất nông nghiệp thì sẽ được đền bù bằng một diện tích đất nông nghiệp tương đương.
– Hai là đền bù bằng tiền: Trường hợp không có đất để đền bù, người dân sẽ được bồi thường một khoản tiền bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi. Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới, nếu có chênh lệch về giá trị thì phải thanh toán bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.

Làm sao nếu giá đền bù đất nông nghiệp không thỏa đáng?

Nếu chủ đất nông nghiệp bị thu hồi cảm thấy giá đền bù đất nông nghiệp chưa thỏa đáng với mức bồi thường do UBND huyện đưa ra. Thì chủ đất có thể thực hiện khiếu nại quyết định bồi thường của UBND huyện theo quy định tại Khoản 1, Điều 7, Luật khiếu nại 2011.

4.3/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm