Gia đình bé gái bị xâm hại không tố cáo thì có xử lý tiếp hay không?

bởi
Sau khi khởi tố vụ án, bước vào giai đoạn điều tra thì cơ quan có thẩm quyền mới điều tra căn cứ xác định các yếu tố cấu thành tội phạm để có căn cứ khởi tố bị can. Vì vậy, quyết định khởi tố vụ án hình sự thường có trước quyết định khởi tố bị can.

Trong trường hợp bố mẹ bé gái bị xâm hại không làm đơn tố cáo hành vi mà hòa giải với người đàn ông xâm hại thì liệu vụ việc này có khởi tố được hay không? Nói cách khác, nếu bị hại rút đơn thì vụ án có tiếp tục?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Diễn biến sự việc bé gái bị xâm hại

Chắc không ai là không biết vụ việc trong thang máy tại một chung cư cao cấp của Sài Gòn mới đây khi người đàn ông trung niên có thực hiện hành vi được cho là xâm hại, dâm ô với một bé gái. Được biết người đàn ông này và bố mẹ cháu bé đã thỏa thuận không làm lớn vụ việc này, tuy nhiên vụ việc này vẫn bị phát giác.

Trong trường hợp này, bố mẹ cháu được coi là người giám hộ và đại diện của cháu bé. Vậy trường hợp này thì người đàn ông tên Linh có bị khởi tố hay không?

Điều kiện tiến hành khởi tố vụ án bé gái bị xâm hại

Để khởi tố một vụ án hình sự thì hành vi của người đàn ông phải đáp ứng và có dấu hiệu của tội phạm (ở đây là dâm ô).

Dâm ô có thể bị phát hiện hoặc bị tố cáo. Trong pháp luật hình sự thì có một số trường hợp sẽ bị khởi tố hình sự theo yêu cầu của bị hại. Tương ứng thì đây là những tội danh mà bị hại rút đơn thì sẽ được đình chỉ và không giải quyết thêm. 

Đối với một số tội danh thì việc yêu cầu hay rút đơn yêu cầu khởi tố sẽ là căn cứ để khởi tố hoặc đình chỉ vụ án theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Những tội danh khởi tố theo yêu cầu của bị hại

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

Một số tội danh này sẽ là: Cố ý gây thương tích, hiếp dâm, cưỡng dâm…  Dâm ô là tội danh có tính chất nghiêm trọng vì thực hiện với người dưới 16 tuổi. Do đó việc rút đơn hay không tố cáo tội phạm cũng không liên quan đến việc khởi tố. Khi gia đình có đơn này thì chỉ có ý nghĩa và được coi là tình tiết giảm nhẹ thôi. 

Tuy nhiên, phải nói rằng đây là một trường hợp vi phạm của một người “biết luật” (Từng là cán bộ kiểm sát). Việc khởi tố phải chứng minh được những dấu hiệu phạm tội, không chỉ dựa trên lời khai làm căn cứ. Việc khởi tố với tội danh dâm ô sẽ khó khăn hơn.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi liên quan

Bị can cần làm gì khi bị khởi tố hình sự?

Theo quy định tại khoản 3, Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Bị can có các nghĩa vụ sau:
– Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng; hoặc không do trở ngại khách quan. Có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
– Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan; người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Bị hại rút yêu cầu khởi tố, còn bị đi tù không?

Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ. Do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Quyết định khởi tố vụ án có khi nào?

Sau khi khởi tố vụ án, bước vào giai đoạn điều tra thì cơ quan có thẩm quyền mới điều tra căn cứ xác định các yếu tố cấu thành tội phạm để có căn cứ khởi tố bị can. Vì vậy, quyết định khởi tố vụ án hình sự thường có trước quyết định khởi tố bị can.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm