Giải quyết nợ chung của vợ chồng sau khi ly hôn

bởi NguyenTriet
Giải quyết nợ chung của vợ chồng sau khi ly hôn

Giải quyết nợ chung của vợ chồng sau khi ly hôn luôn là vấn đề khiến nhiều người phải đau đầu. Hãy đọc bài viết của Luật sư X để hiểu rõ vấn đề này.

Căn cứ pháp lí:

Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn

Với nội dung “Giải quyết nợ chung của vợ chồng sau khi ly hôn”. Phòng tư vấn luật Hôn nhân văn phòng Luật sư X xin tư vấn như sau:

I. Nợ chung vợ chồng sau khi ly hôn là gì

– Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

– Nợ chung trong thời kỳ hôn nhân được hiểu là những khoản nợ phát sinh từ giao dịch của vợ chồng hoặc những khoản nợ đứng tên một trong hai bên vợ hoặc chồng sử dụng vì mục đích chung cho gia

đình, con cái. Đối với những khoản nợ chung, vợ chồng phải có trách nhiệm cùng nhau trả nợ cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật.

– Nợ chung của vợ chồng:

+ Theo quy định tại Điều 25 Luật Hôn nhân và Gia đình, thì vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh

hoạt thiết yếu của gia đình.

+ Tại khoản 3, Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải

quyết.

II. Các nghĩa vụ chung (các khoản nợ chung) của vợ chồng sau khi ly hôn – Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

– Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan”.

Những nghĩa vụ nằm ngoài quy định của Điều 37 nêu trên sẽ là nghĩa vụ riêng (nợ riêng) của vợ hoặc chồng.

III. Khi ly hôn, các nghĩa vụ chung (nợ chung) được giải quyết như thế nào:

1. Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về vấn đề giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn như sau:
– Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
– Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.
2. Khi vợ chồng ly hôn, nợ chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ được giải quyết theo nguyên tắc được quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
a) Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
b) Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.
3. Như vậy hai vợ chồng có thể thỏa thuận mỗi người trả một nửa số nợ. Nên lập một bản thỏa thuận (bằng văn bản) giữa hai vợ chồng( có người làm chứng hoặc công chứng) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ sau này của người kia.
– Trong trường hợp không thỏa thuận được có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ đánh giá từng bằng cớ, sự can dự giữa các chứng cớ và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ
– Trong quá trình xem xét giải quyết , Tòa án sẽ triệu tập chủ nợ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và triệu tập người làm chứng (nếu có) để làm rõ các vấn đề tranh chấp. Chủ nợ có thể đưa ra yêu cầu độc lập để bảo vệ quyền lợi của họ.
– Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, đối với các vụ việc tranh chấp dân sự, đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và đúng pháp luật. Nếu không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó.
– Sau đó tòa án sẽ đưa ra phán quyết bằng một bản án về bổn phận trả nợ chung của vợ chồng, hay bổn phận trả nợ riêng của vợ chồng.
– Như vậy, khi Tòa án giải quyết vụ kiện ly hôn, nếu vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản và giải quyết khoản nợ chung, thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết trong cùng một vụ án.

IV. Án phí khi ly hôn

– Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm: 300.000 đồng. Ngoài ra, khi Tòa án xác định khoản nợ chung của vợ chồng và xử buộc vợ, chồng phải có nghĩa vụ trả nợ thì người có nghĩa vụ trả nợ là vợ, chồng bạn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần mà bạn phải trả nợ.
– Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch như sau: (trích danh mục mức án phí, lệ phí tòa án, ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016).

Giá trị tài sản có tranh chấp Mức án phí
a) từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
b) Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
h) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Hy vọng bài viết “Giải quyết nợ chung của vợ chồng sau khi ly hôn” có ích với bạn!

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm